Danh mục

Gắn kết nguồn nhân lực trong cộng đồng người Khmer vào hoạt động phát triển du lịch tại thành phố Trà Vinh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.36 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến cộng đồng người Khmer tại thành phố Trà Vinh, thông qua bảng câu hỏi khảo sát kết hợp với phương pháp điền dã, chúng tôi có được những nhận định và đánh giá về thực trạng phát triển du lịch trong cộng đồng người Khmer; Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát huy vai trò và gắn kết nguồn nhân lực trong cộng đồng người Khmer với hoạt động du lịch tại thành phố Trà Vinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gắn kết nguồn nhân lực trong cộng đồng người Khmer vào hoạt động phát triển du lịch tại thành phố Trà Vinh HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020doi: 10.15625/vap.2020.0090 GẮN KẾT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER VÀO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH Lê Yến Chi1, Trần Thị Ngọc Thủy2 1 Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Trường Đại học Trà Vinh 2 Lớp Đại học Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành khóa 2017, Trường Đại học Trà Vinh yenchi@tvu.edu.vn, tranthingocthuytv@gmail.comTÓM TẮT: Gắn kết nguồn nhân lực trong cộng đồng địa phương thông qua các loại hình du lịch đã trở nên phổ biến và đạt đượchiệu quả trong nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, môi trường vùng dân tộc thiểu số. Là địa phương có lợi thế về văn hóa Khmer,tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn xã hội hóa hoạt động du lịch vào đời sống cộng đồng vùng dân tộc. Họ là chủ nhân trực tiếp của tất cả tàinguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn, là nguồn nhân lực trọng yếu tham gia tích cực và có vai trò quyết định vào quá trình tạo nênchất lượng các sản phẩm du lịch tại điểm đến. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến cộng đồng người Khmer tại thành phố TràVinh, thông qua bảng câu hỏi khảo sát kết hợp với phương pháp điền dã, chúng tôi có được những nhận định và đánh giá về thựctrạng phát triển du lịch trong cộng đồng người Khmer; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát huy vai trò và gắn kết nguồnnhân lực trong cộng đồng người Khmer với hoạt động du lịch tại thành phố Trà Vinh..Từ khóa: Du lịch cộng đồng, nhân lực du lịch, văn hóa Khmer Trà Vinh. I. ĐẶT VẤN ĐỀNhân lực du lịch đó là lực lượng lao động trong ngành và trong cộng đồng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vàohoạt động du lịch với một năng lực tay nghề, trình độ nhận thức nhất định cùng với những phẩm chất tối thiểu về thểlực, trí tuệ, đạo đức,… (Huỳnh Quốc Thắng, 2013: tr.159). Khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực du lịch thì khôngchỉ đề cập đến những lao động nghiệp vụ phục vụ khách trực tiếp mà còn cả lao động quản lý, lao động làm công tácđào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch. Lao động gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng,hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn, nhà hàng; cung ứnghàng hóa cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuấtphương tiện vận tải khách du lịch, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch. Lao động trực tiếp bao gồm những côngviệc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách dulịch, cơ quan quản lý du lịch… Trong đó, lao động trực tiếp phục vụ du khách bao giờ cũng ảnh hưởng trực tiếp và lớnnhất đến chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm du lịch. Nói đến nguồn nhân lực trong cộng đồng địaphương là muốn nhấn mạnh đến cộng đồng dân cư tại chỗ với tư cách là chủ nhân trực tiếp của tất cả tài nguyên sinhthái tự nhiên và nhân văn của địa phương; đồng thời là chủ thể trực tiếp đóng vai trò tích cực, quyết định đối với cáchoạt động du lịch liên quan đến các hoạt động khai thác tài nguyên đó. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở tính đếnngày 01/04/2009 của Tổng cục thống kê, cộng đồng người Khmer có dân số trung bình đông (1.260.640 người), xếpthứ 5 sau các tộc người Kinh, Tày, Thái và Mường (Trương Thị Kim Thủy, 2019: tr.120). Theo Báo cáo của Ủy bannhân dân tỉnh Trà Vinh năm 2019 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2018, dân tộc Khmer là329.662 người (89.429 hộ), chiếm 31,53 %. Theo đó, Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 về việc phê duyệtQuy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra các quan điểm pháttriển chung cho ngành du lịch Việt Nam với các nội dung chủ yếu: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũinhọn; Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng địnhthương hiệu và khả năng cạnh tranh; Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị dân tộc”.Tháng 02 năm 2017, Ban thường vụ tỉnh ủy ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: “Tập trung phát triển mạnh dulịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xã hội hóa trong các hoạt động du lịch, hình thành phong cách thanh l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: