Danh mục

GAN NHÂN TẠO TRONG ĐIỀU TRỊ SUY GAN CẤP NẶNG

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.02 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Suy gan cấp (SGC) là một cấp cứu khá thường gặp và có tỷ lệ tử vong rất cao, hàng năm ở Hoa Kỳ có 2000 trường hợp, tại Anh cũng có tới 400 bệnh nhân (BN) bị SGC, trong đó tử vong khoảng từ 50 đến 90 % do nhiều biến chứng nặng như bệnh não do gan, suy đa tạng, suy thận, suy hô hấp, trụy tim mạch, nhiễm khuẩn nặng …. Khi có SGC, chức năng khử độc chọn lọc của gan bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đến tích tụ trong cơ thể một lượng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GAN NHÂN TẠO TRONG ĐIỀU TRỊ SUY GAN CẤP NẶNG GAN NHÂN TẠO TRONG ĐIỀU TRỊ SUY GAN CẤP NẶNG TS.BS Đỗ Quốc HuyMở đầuSuy gan cấp (SGC) là một cấp cứu khá thường gặp và có tỷ lệ tử vong rất cao, hàngnăm ở Hoa Kỳ có 2000 trường hợp, tại Anh cũng có tới 400 bệnh nhân (BN) bị SGC,trong đó tử vong khoảng từ 50 đến 90 % do nhiều biến chứng nặng như bệnh não dogan, suy đa tạng, suy thận, suy hô hấp, trụy tim mạch, nhiễm khuẩn nặng ….Khi có SGC, chức năng khử độc chọn lọc của gan bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đếntích tụ trong cơ thể một lượng lớn các chất độc như neurotoxic, ammonia,benzodiazepines, serotonin, manganese, cytokines và bilirubin…. Các biến chứng nặngđều liên quan đến các chất này. Việc điều trị tích cực SGC hiện nay ngòai các biệnpháp nâng đỡ kinh điển, các nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu pháttriển nhiều biện pháp hỗ trợ gan nhân tạo nhằm lọc bỏ các độc chất, thay thế chứcnăng gan và giúp cho gan tự hồi phục hoặc chờ đến khi được ghép gan. Các biện pháphỗ trợ gan nhân tạo được chia thành hai nhóm chính, nhóm hỗ trợ gan sinh - nhân tạo(bioartificial) bằng nuôi cấy các tế bào gan sống và nhóm không dựa vào tế bào, baogồm thẩm tách máu, thay huyết tương, hấp thụ bằng than hoạt và mới đây là hệ thốngtái tuần hoàn các chất hấp thụ phân tử (MARS). Bài viết này nhằm giới thiệu khái quátvề lịch sử ra đời và phát triển, nguyên lý làm việc cũng như vai trò của một biện pháplọc máu hỗ trợ gan nhân tạo mới góp phần điều trị suy gan cấp.Lịch sử ra đời và phát triển biện pháp lọc máu hấp thụ phân tử liên tục - MARSBiện pháp lọc máu hấp thụ phân tử liên tục – MARS được phát triển bởi Jan Stange vàSteffen Mitzner, trường đại học Rostock, CHLB Đức từ năm 1990 nhằm điều trị nhữngbệnh nhân bị suy gan do các bệnh lý gan cấp hoặc mạn. Đến năm 1992, được áp dụnglần đầu tiên trên lâm sàng bằng các thiết bị thử nghiệm của hãng TERAKLIN AG, mãiđến năm 1999, mới chính thức được sử dụng rộng rãi tại châu Âu với các máy mócdụng cụ được thương mại hóa. Chỉ sau một năm (2000) đã có hơn 400 bệnh nhân bịSGC được sử dụng biện pháp này để điều trị, cho đến năm 2003 đã có khoảng 90 côngtrình nghiên cứu về MARS được công bố, đến năm 2005 trên thế giới đã có khoảng4500 bệnh nhân được điều trị trong hơn 130 bệnh viện khác nhau. Tại Việt Nam,MARS được áp dụng đầu tiên từ tháng 2 năm 2006 để cứu sống thành công một bệnhnhân bị SGC do ngộ độc thuốc đông dược biến chứng suy đa tạng, từ đó MARS đượcsử dụng tại hàng loạt các bệnh viện nhằm điều trị SGC cho hàng chục bệnh nhân.Nguyên lý làm việcBiện pháp lọc máu hấp thụ phân tử liên tục – MARS dùng để thay thế chức năng khửđộc của gan nhằm lọc bỏ các chất độc tan trong nước cũng như các chất độc gắn kếtvới protein, qua đó làm giảm độc tính của huyết tương và tạo điều kiện tốt hơn để chotế bào gan hồi phục.Nguyên lý làm việc của biện pháp lọc máu hấp thụ phân tử liên tục – MARS về cơ bảncũng giống như các biện pháp lọc máu liên tục ngoài cơ thể khác, nhưng phức tạp hơnrất nhiều bởi vì sử dụng cả một hệ thống lọc bao gồm 04 quả lọc (filter) và ba vòng tuầnhoàn nối tiếp nhau (hình 1).Trước hết máu của BN được lấy ra qua một ống thông tĩnh mạch lớn (catheter) dẫnvào vòng tuần hoàn ngoài cơ thể đầu tiên gọi là vòng máu (blood circuit) qua quả lọcthứ nhất (MARS-flux), tại đây các chất độc tách ra di chuyển từ máu vào khoang chứadịch albumin nhờ một màng lọc polysulfone-MARS đặc biệt, có tính thấm cao, hấp thụđược các chất độc gắn với protein và tan trong mỡ.*Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương, tp. Hồ Chí Minh. 1Tiếp theo albumin với vai trò là chất “mang” các phân tử “độc chất” sẽ tiếp tục đượcvận chuyển trong vòng tuần hoàn thứ hai là vòng albumin đến quả lọc thẩm tách (DIA-flux - quả lọc thứ hai). Tại quả lọc này các chất hòa tan trong nước có trọng lượng phântử thấp sẽ được lấy bỏ tương tự như quá trình thẩm tách – thận nhân tạo thôngthường (giải độc thận - renal detoxification) nhờ kết nối với vòng tuần hoàn thứ ba làvòng “thẩm tách mở” chứa dung dịch đệm bicacbonat. Cũng vì vậy mà biện pháp nàycòn được gọi là thẩm tách albumin (albumin dialysis).Sau khi albumin đã được lọc bỏ bớt các chất hòa tan trong nước có trọng lượng phântử nhỏ trong vòng thẩm tách sẽ tiếp tục được đưa đến lần lượt hai quả lọc hấp thụ, quảthứ ba chứa than hoạt tính không được bao bọc, nhằm hấp thụ các phân tử độc chấtkhông phải là ion và quả thứ tư chứa nhựa trao đổi anion (anion exchanger resin) giúploại bỏ các chất độc vẫn còn gắn với albumin, quá trình này cũng tương tự như cáchkhử độc của gan (giải độc gan - hepatic detoxification).Cuối cùng, sau khi được làm sạch hết các loại chất độc (được tái sinh), albumin lạiđược trả về vòng tuần hoàn albumin để tiếp tục một chu kỳ lọc độc chất mới. Biệnpháp lọc máu hấp thụ phân tử liên tục – MARS ...

Tài liệu được xem nhiều: