Danh mục

Gánh Hàng Hoa

Số trang: 141      Loại file: pdf      Dung lượng: 549.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cũng như mọi lần, Nguyễn Minh đi qua vườn Bách-Thảo để về Trại Hàng Hoa. Nhưng chiều hôm nay tuy vẫn phong cảnh ấy mà Minh ngắm thấy xanh tốt, rực rỡ bội phần. Hoa Xoan-Tây chàng trông thấy đỏ thắm hơn; hoa Hoàng-Lan chàng ngửi thấy thơm ngát hơn; những hoa Sen trắng, hồng nhấp nhô trên mặt nước, chàng tưởng tượng ra trăm nghìn nụ cười hàm tiếu thiênnhiên. Là vì lòng chàng phấn khởi sung sướng, chứa chan hy-vọng. Kỳ thi thử trong lớp để chọn học trò đi dự thi bằng Thành-Chung, kết quả các bài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gánh Hàng HoaGánh Hàng Hoa Khái Hưng Và Nhất Linh Gánh Hàng Hoa Tác giả: Khái Hưng Và Nhất Linh Thể loại: Tiểu Thuyết Website: http://motsach.info Date: 20-October-2012Trang 1/141 http://motsach.infoGánh Hàng Hoa Khái Hưng Và Nhất Linh Chương 1 - Hy VọngCũng như mọi lần, Nguyễn Minh đi qua vườn Bách-Thảo để về Trại Hàng Hoa. Nhưng chiềuhôm nay tuy vẫn phong cảnh ấy mà Minh ngắm thấy xanh tốt, rực rỡ bội phần. Hoa Xoan-Tâychàng trông thấy đỏ thắm hơn; hoa Hoàng-Lan chàng ngửi thấy thơm ngát hơn; những hoa Sentrắng, hồng nhấp nhô trên mặt nước, chàng tưởng tượng ra trăm nghìn nụ cười hàm tiếu thiên-nhiên.Là vì lòng chàng phấn khởi sung sướng, chứa chan hy-vọng. Kỳ thi thử trong lớp để chọn họctrò đi dự thi bằng Thành-Chung, kết quả các bài của chàng được mười phần mỹ mãn: chàngchiếm hạng đầu trong các anh em bạn học.Chỉ còn hai tháng nữa Minh sẽ tốt nghiệp ở trường sư-phạm, sẽ được bổ nhiệm giáo học để cóthể kiếm cơm nuôi thân và nuôi vợ. Cái đời lam lũ khó nhọc của vợ mỗi lúc nghĩ đến Minh lại lấylàm áy náy và xấu hổ. Không phải chàng cho rằng cái nghề bán hoa của vợ là hèn hạ vì nghề ấyvẫn là nghề của ông bà, cha mẹ chàng khi xưa. Nhưng chính vì nhờ vào công việc của mộtngười đàn bà mới có thể có tiền ăn học, chàng lấy đó làm một sự kiện đáng thẹn thùng, đáng bịkhinh bỉ. Vì thế ngày thi sắp tới đã đưa lại cho chàng những hy-vọng trong trẻo về một tương-laitốt đẹp.Mắt Minh bỗng vơ vẩn để tới mấy con khỉ nhốt trong chuồng. Tuy ngày nào cũng bốn buổichàng được trông thấy những trò đùa nhảy nhót của bầy thú nhanh nhẹn ấy, song đi chơi langthang một mình, tư tưởng cũng lang thang không chú ý hẳn đến một sự việc gì. Chàng ngẫunhiên đứng lại tựa lan can, tò mò nhìn.Bên cạnh chàng, một thằng bé vào khoảng 10 tuổi dắt một con bé chừng 7 tuổi cũng đứngxem. Thỉnh thoảng nó lại lấy tay vẫy mấy con khỉ con, vừa cười vừa gọi: ‘bú dù, bú dù’ như đểnhững con vật làm trò cho em nó xem. Cái cảnh tượng tầm thường ấy Minh cho là rất cảmđộng, vì nó nhắc tâm trí Minh ôn lại thời kỳ thơ ấu của chàng.Mười năm về trước, khi chàng còn là một thằng bé chín, mười tuổi thì chiều nào chàng cũngtung tăng chạy nghịch với bầy bạn nhỏ ở khắp các nơi trong vườn. Trong bọn ấy, bạn thân nhấtcủa Minh là một đứa con gái sáu, bảy tuổi tên là Liên, con một người láng giềng cùng theo nghềtrồng và bán hoa như hầu hết các người trong làng Hữu-Tiệp mà tục gọi là Trại Hàng Hoa.Hai đứa bé láng giềng hình như trời đã phú cho những tính nết giống nhau để sau này cùngnhau chung hưởng hạnh-phúc. Trong đám trẻ tinh nghịch, lếu láo thô tục, Minh và Liên hiềnlành dịu dàng khác hẳn. Nhiều khi Minh thấy chúng nó có tính ác nghiệt, bắt nạt lẫn nhau, đánhđấm lẫn nhau, hoặc lấy gạch đá ném những con thú nhốt trong chuồng thì Minh lấy làm khóchịu.Sự công-bằng ngay thẳng bao giờ cũng sẵn có ở trong óc trẻ, nhất là khi sinh trưởng ở chốnbình dân, chúng lại nhờ được di-sản thông-minh của cha mẹ. Sự yêu công-bằng ấy đã có lầnkhiến Minh vốn dĩ nhu mì mà đột nhiên trở nên can đảm. Minh quả quyết can thiệp để ngănbạn bè không cho phạm những điều áp chế, ức hiếp, tàn nhẫn. Nhưng cũng vì thế mà bao phenMinh bị bọn kia túm lại đánh cho túi bụi. Đứng trước sự đau đớn của bạn, Liên chỉ bưng mặtTrang 2/141 http://motsach.infoGánh Hàng Hoa Khái Hưng Và Nhất Linhkhóc và kêu gào cầu cứu.Rồi khi lớn lên, Minh được đi học vì kẻ trồng hoa nhờ trời cũng khá, không những kiếm đủ ăntiêu rộng rãi mà lại có tiền nuôi được cả con đi học.Một ngày học, một biết rộng. Minh lấy làm sung sướng được đọc tới tên, được trông thấy hìnhvẽ các hoa, các cây trồng ở vườn. Minh chỉ phàn nàn một điều là Liên vì phận gái cha mẹ khôngcho hưởng cái thú vui cắp sách đi học như mình. Nhưng Minh vẫn đinh ninh rằng thế nào cũngsẽ đem những gì học được giảng lại cho Liên nghe.Nhà Minh và nhà Liên, đôi bên chơi thân với nhau lắm. Theo phong-tục thôn quê, khi Minh 12tuổi, cha mẹ Minh đem trầu cau sang dạm Liên cho Minh làm vợ. Mọi đứa trẻ khác khi đôi bêncha mẹ đã nhận lời nhau thì chúng thường bẽn lẽn không dám đi lại vui chơi nói chuyện vớinhau nữa. Nhưng Minh với Liên thì không thế, chúng vẫn thân thiết, thương yêu nhau như haianh em vậy; vì thực ra, chúng cũng chẳng bao giờ nghĩ tới cái ý nghĩa vợ chồng.Khi học tới năm thứ hai trường sư-phạm thì cha mẹ Minh trong một thời kỳ có bệnh dịch hạchcùng theo nhau mà chết. Liên mồ côi cha từ khi lên 3 nên càng được mẹ thương nhiều hơn. Vìthế, nay thấy Minh lâm vào hoàn cảnh bơ vơ đơn độc, tứ cố vô thân, cả Liên và bà cụ đều ngậmngùi thương xót, không ...

Tài liệu được xem nhiều: