Năm nay đã bước sang tuổi 96, để đời hàng trăm kiệt tác, cụ được xem là nghệ nhân cuối cùng phục vụ việc điêu khắc trong cung đình triều Nguyễn xưa Mặc dù không biết chữ nhưng cụ lại được gọi là "thầy" bởi đã truyền dạy cho rất nhiều thế hệ điêu khắc gỗ thành danh. Cụ là Phan Thế Huề (SN 1915) trú tại làng Phò An, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gặp lại tuyệt kỹ điêu khắc cuối cùng triều NguyễnGặp lại tuyệt kỹ điêu khắc cuối cùng triều Nguyễn Năm nay đã bước sang tuổi 96, để đời hàng trăm kiệt tác, cụ được xem là nghệ nhâncuối cùng phục vụ việc điêu khắc trong cung đình triều Nguyễn xưa Mặc dù không biết chữ nhưng cụ lại được gọi là thầy bởi đã truyền dạy cho rấtnhiều thế hệ điêu khắc gỗ thành danh. Cụ là Phan Thế Huề (SN 1915) trú tại làng PhòAn, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.Cụ Phan Thế Huề - Nghệ nhân điêu khắc gỗ cuối cùng củatriều Nguyễn. Ảnh: L.Q Một đời vì… gỗ Năm 1982, ghi nhận những thành công và đóng góp của cụ, Liên hiệp HTX Tiểu thủcông nghiệp Trung ương đã trao tặng cho nghệ nhân Phan Thế Huề danh hiệu Huychương Bàn tay vàng hạng nhất trong nghề điêu khắc gỗ truyền thống xứ Huế. Trong căn nhà đơn sơ, tiếp chuyện chúng tôi, cụ Huề đã già yếu lắm rồi. Mái tóc cụđã ngả sang màu bạc cước và trí nhớ cũng đã kém. Tuy nhiên, nói về cái nghề của mình,cụ còn nhớ khá rõ. Cụ Huề đã không còn đi lại được nữa nên phải nhờ chiếc xe lăn hỗtrợ. Sau khi mời khách uống ly nước, cụ Huề cho biết, quãng đời gắn liền với cái đục, cáiđẽo của mình như là một cái duyên trời định. Cụ là con út vốn sinh ra trong một gia đìnhnghèo khó, đông anh em. Sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, bởi vậy cả mấy anh em khôngđược học hành tử tế. Bố mẹ cụ thường xuyên bị ốm đau nhưng cũng phải chạy từng bữaăn để nuôi con. Sinh ra, cụ đã còi cọc, yếu ớt so với bạn bè cùng trang lứa, nhà lại nghèonên cụ không được đi học như các bạn. Muốn cho con sau này có cái nghề để lập gia đìnhnuôi vợ nuôi con, các cụ thân sinh đã động viên và hướng cho cụ vào học cái nghề gì đóphù hợp với sức khỏe. Thấy anh ruột làm nghề thợ mộc, vốn là một nghề đang thịnh hành trong xã hội xưanên cụ đã bắt chước anh trai cầm đục đẽo. Cụ Huề cho biết: Năm lên 7-8 tuổi, tuithường táy máy đục đẽo và tạo ra những cái thú vị. Biết tui thích và có năng khiếu về đụcchạm nên ba mẹ đã động viên và hướng cho tui theo học nghề điêu khắc. Năm lên 10tuổi, tui bắt đầu theo thầy học nghề chạm trổ trên gỗ. Tuy nhiên, lúc đầu rất vụng về vàrất khó. Được gia đình động viên và khích lệ tui đã quyết tâm theo học cho bằng đượcnghề này. Tui không biết chữ nhưng lại tiếp thu rất nhanh những lời thầy dạy và chăm chỉđến xưởng học không bỏ buổi buổi nào. Khi đó, xưởng có 5-6 người theo học nhưng tuilà được thầy quan tâm nhiều vì phát hiện khả năng thiên bẩm của tui. Chỉ học 5 năm làtay nghề tui lên hẳn và có thể điêu khắc những tác phẩm phức tạp và còn sáng kiến ranhững mẫu mới lạ. Cái nghề này, ngoài việc học còn cần có năng khiếu bẩm sinh và cáiđầu sáng tạo mới cho ra những tác phẩm để đời được. Cùng với nghề điêu khắc gỗ, cụ cũng chịu khó tìm hiểu, học hỏi về nghệ thuật sơnson thếp vàng từ các lò sơn thếp truyền thống nổi tiếng của Huế hồi đó, tại Gia Hội, VỹDạ, An cựu... Từ đó, tay nghề của cụ càng được nâng lên, sản phẩm càng thêm tinh xảo.Vào độ 15 - 16 tuổi, tiếng tăm về Huề điêu khắc đã được lan truyền khắp vùng. Sảnphẩm của cụ vừa thể hiện sự sinh động, đa dạng của đời sống xã hội và đạt đến độ tinhxảo của nghệ thuật điêu khắc xưa. Vào thời điểm đó, ở lứa tuổi như tui không có mấyngười đạt được. Bởi vậy, khi đó tui nổi tiếng khắp vùng. Sản phẩm làm ra bao nhiêu là họmua hết bấy nhiêu. Đơn đặt hàng nhiều đến nỗi tui làm không xuể. trong Nam cho đếnngoài Bắc ai cũng tìm đến tui đặt hàng, cụ Huề chia sẻ.Bức điêu khắc Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa.Anh Phan Thế Lâm - truyền nhân tài hoa của cụ Huề. Vang bóng một thời Tài năng và những sản phẩm tinh xảo của cụ Huề truyền đi khắp nơi. Trong một đợtBộ Công triều đình nhà Nguyễn phát lệnh tìm kiếm thợ giỏi khắp cả nước để phục vụ choviệc xây dựng và sửa chữa các công trình trong cung Bảo Đại vào những năm 1940, cụđã trúng tuyển. Cụ Huề được triệu vào hoàng cung và cho đi duy tu các kiến trúc miếuđiện trong Kinh thành. Cụ Huề đã được trọng dụng và giao phó toàn bộ công việc điêukhắc, chạm trổ từ chi tiết nhỏ nhất cho đến trang trí hệ thống miếu điện ở Ngọ Môn. Sửachữa, thay thế tất cả cấu kiện gỗ trong các kiến trúc như vì nóc, vì kèo, đòn tay, diềmmái, liên ba, hoành phi... Cụ Huề cho hay: Nghệ nhân nào được gọi vào cung là vinh dự cả một đời người.Không phải ai giỏi cũng muốn vào là được, mà phải qua kiểm tra tay nghề và họ rất kénchọn, chỉ tuyển những người thực sự khéo léo và phù hợp công việc. Khi được triệu vàocung, ngoài tiếng thơm cho gia đình và cả dòng họ thì bản thân phải cống hiến tài năngcủa mình để phục vụ cho triều đình. Bởi vậy, tui không ngừng trau dồi tay nghề mà cònphải sáng kiến những cái mới, cái độc đáo nữa. Những ai đã được vào làm việc trongcung đình, nghệ nhân không phải lo cơm áo gạo tiền mà chỉ biết chú tâm vào công việccủa mình, sáng tạo tác phẩm đòi hỏi phải đạt đến độ tinh xảo. Bởi vậy, ai cũng dốc toàntâm, toàn lực cho công việc được giao phó. Không th ...