Danh mục

GIA CÔNG BIẾN DẠNG KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 945.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp ôtô, xe máy cũng nhưcông nghiệp hàng không trên thế giới đòi hỏi ứng dụng các công nghệ tiêntiến thay thế có thể cạnh tranh trên thị trường tiêu dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIA CÔNG BIẾN DẠNG KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÁC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCMBộ Môn: CN VẬT LIỆUKhoa: Cơ Khí BÀI TẬP LỚNMÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG TẠO PHÔITÊN ĐỀ TÀI: GIA CÔNG BIẾN DẠNG KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNGPHÁP KHÁCGVHD: LƯU PHƯƠNG MINHSinh viên thực hiện 1: TRƯƠNG NHỰT ĐỨC MSSV:209T3031Sinh viên thực hiện 2: MSSV:Sinh viên thực hiện 3: MSSV: DẬP BẰNG ÁP L ỰC TH ỦY T ĨNH I. Giới thiệu a. Giới thiệu công nghệ tạo hình bằng áp lực thũy tĩnh Nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp ôtô, xe máy cũng nhưcông nghiệp hàng không trên thế giới đòi hỏi ứng dụng các công nghệ tiêntiến thay thế có thể cạnh tranh trên thị trường tiêu dùng. Ưu điểm của công nghệ tạo hình bằng áp lực cao (còn được gọi làcông nghệ THF_Tube Hydro Forming) trong sản xuất là: • Nhiều chi tiết sau gia công hàn lại với nhau được thay thế bằng một chi tiết rỗng vững chắc, chỉ cần một nguyên công sản xuất • Giảm mạnh khối lượng các chi tiết kết cấu liền khối kiểu tổ ong. • Đảm bảo độ bền và độ cứng của chi tiết • Giá thành dụng cụ giảm • Loại bỏ được các nguyên công hàn và có thể tạo lỗ trên thân chi tiết. • Giảm kích thước chi tiết • Giảm phế phẩm Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng nghệ tạo hình bằng áp lực cao bêntrong vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Một trong số các nguyên nhân làgiá thành thiết bị cao. Hiện nay, nhiều công ty trên thế giới đã lấy việc ápdụng nghệ tạo hình bằng áp lực cao bên trong làm biện pháp hoàn thiệnsản phẩm cơ khí ôtô. Hình 1 minh họa các nguyên công của công nghệ tạo hình bằng áp lựccao bên trong, gồm các bước: • Phôi ống đã tính toán theo chi tiết (trong nhiều trường hợp đòi hỏi uốn trước) được đưa vào khuôn, hai nửa khuôn trên và dưới đóng lại với lực đóng khuôn vừa đủ • Hai ống được bịt kín lại bằng các piston của xxi lanh thủy lực và chất lỏng được bơm vào ống • Tăng áp lực bên trong ống đồng thời với ép hai đầu ống bằng piston thủy lực, phôi ống biến dạng điền đầy các hốc khoang rỗng của khuôn. • Áp lực trong cũng có thể dùng làm lực tách khuôn. Piston đối áp có mục đích chính là cân bằng áp lực tạo hình trong và ngoài nhằm tránh phá hủy. Hình 1. Các bước công nghệ tạo hình bằng áp cao lực bên trong Như vậy, thiết kế quá trình tạo hình bằng áp lực cao bên trong cần phảixem xét tổng thể nhiều vấn đề: • Nghiên cứu thuộc tính, chọn và thử khả năng biến dạng vật liệu và tạo phôi • Các bước gia công trước uốn • Ma sát giữa kim loại và dụng cụ • Trạng thái ứng suất và biến dạng của ống • Thiết kế khuôn mẫu và đồ gá • Xác dịnh thiết bị tạo lực đóng khuôn… Thông thường thiết bị tạo lực đóng khuôn là máy ép thủy lực. Để đảm bảoquá trình biến dạng loại trừ phế phẩm, các thông số cần có sự liên quan lẫn nhauvà là hàm của thời gian. Quá trình biến dạng phải được điều khiển tự động theochương trình đảm bảo duy trì các thông số đã tính toán. Công nghệ tạo hình bằng áp lực thấp bên ngoài được sử dung khi tạo các chitiết ống sóng đường ren. Chi tiết tháo ra khỏi lỗ khuôn bằng cách quay theođường ren (Hình 2) Đặc điểm: • Áp lực thường dùng trong phạm vi 200-700 at • Chu vi ống không đổi và sự biến mỏng giảm Khi thực hiện công nghệ áp lực thấp thì quá trình làm kín và áp lực chất lỏngbơm vào ống trước khi có lực đóng khuôn, còn công nghệ áp lực cao khi áp lựctrong phạm vi 1000-4000 at thì ngược lại – lực đóng khuôn được ép trước. có thểnói trong công nghệ tạo hình bằng áp lực thấp thì quá trình biến dạng luôn gắnliền với sự dịch chuyển của khuôn Hình 2. Tạo hình bằng áp lực bên ngoài Hiện nay chưa có một cơ sở lý thuyết rông rãi để thiết kế quá trình biếndạng cũng như thiết kế khuôn mẫu cho công nghệ chế tạo bằng áp lực thủy tĩnh.Chính vì vậy việc nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để có thể đưa ra côngthức tính toán các thông số công nghệ cơ bản của quá trình và làm cơ sở tính toánthiết kế khuôn mẫu là rất cần thiết. A B Hình 3. Công nghệ tạo hình a. Áp lực thấp b. Áp lực cao b. Nhu cầu và khả năng áp dụng công nghệ tạo hình bằng áp lực thủy tĩnh trong chế tạo cơ khí tại Việt Nam Cơ khí chế tạo ôtô và cơ khí giao thông vận tải được xác định là một trong8 lĩnh vực ưu tiên phát triển của ngành cơ khí Việt Nam. Chất lượng các loại xeôtô cũng như các phương tiện giao thông khác được lưu hành trên thị trường sẽlàm thay đổi bộ mặt xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân. Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cũng như áp dụng công nghệmới trong sản xuất chế tạo đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, sự hợp ...

Tài liệu được xem nhiều: