Thông tin tài liệu:
Luật tục được cho là chuẩn mực đạo đức xã hội, nó quy định mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và trong đời sống vợ chồng cũng như các mối quan hệ thường nhật khác. Những giá trị đạo đức trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã hội, là một phương thức hữu hiệu bảo vệ gia đình và hôn nhân của người Raglai trong giai đoạn hiện nay. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết "Gia đình và hôn nhân của người Raglai – Nhìn từ góc độ luật tục".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia đình và hôn nhân của người Raglai – Nhìn từ góc độ luật tục
Gia đình và hôn nhân của người Raglai – Nhìn từ góc độ luật tục
NGUYẾN THỊ THANH VÂN
Tóm tắt: Raglai là một tộc người thiểu số phân bố ở vùng miền núi các tỉnh Nam
Trung Bộ và là một trong năm tộc người ở Việt Nam theo thiết chế mẫu hệ. Xã hội Raglai
truyền thống rất coi trọng gia đình và hôn nhân, được thể hiện rất rõ qua luật tục còn
được duy trì đến ngày nay. Luật tục được cho là chuẩn mực đạo đức xã hội, nó quy định
mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và trong đời sống vợ chồng cũng như các mối quan
hệ thường nhật khác. Những giá trị đạo đức trong luật tục vẫn được coi là chuẩn mực xã
hội, là một phương thức hữu hiệu bảo vệ gia đình và hôn nhân của người Raglai trong
giai đoạn hiện nay.
Dân tộc Raglai sinh sống lâu đời tại vùng ven biển cực Nam Trung Bộ, nơi
triền đông, từ phía bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận, tập trung đông nhất ở vùng
núi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Dân tộc Raglai thuộc nhóm ngữ hệ
Malayo-Polynedi, có quan hệ nguồn gốc với người Chăm và cùng ngôn ngữ với
một số tộc người(1) hiện đang sinh sống trên một vài hòn đảo và ven biển cực
Nam Trung Bộ với tên gọi là “người Đàng Hạ”(2). Người Raglai và người Chăm
thường có câu: Chăm sa-ai Raglai adơi (Chăm là chị Raglai là em) hay Chap ai
Baglai adơi (Chăm là anh Raglai là em).
Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, cho đến nay họ vẫn duy trì tuy đã có sự thay đổi
theo môi trường xã hội mới. Con gái cưới chồng về nhà mình với quan niệm “Chặt cây
rừng về làm nhà, bắt người ta về làm người nhà mình”. Chàng rể, người chồng trở thành
trụ cột trong gia đình nhà vợ nhưng quyền quyết định những công việc lớn lao vẫn thuộc
về người vợ và ông cậu bên vợ. Con gái sinh ra mang họ mẹ và luôn giữ mối quan hệ
huyết thống theo dòng họ mẹ suốt 7 đời. Quyền thừa kế tài sản chỉ thuộc về con gái, đặc
biệt là người con gái út.
Xã hội Raglai truyền thống được điều hành bằng luật tục. Đó là những sản phẩm
văn hóa dân gian được gìn giữ qua truyền miệng, phần lớn được thể hiện dưới dạng lời
nói vần, dễ đọc dễ nhớ. Đây là hình thức giáo dục dân gian nhằm điều chỉnh hành vi và
ngôn ngữ của con người cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức cộng đồng. Đó còn là
những công cụ bảo vệ những giá trị văn hóa tộc người và mối quan hệ giữa con người-tự
nhiên trong quá trình phát triển. Cho đến nay, luật tục đó vẫn còn những kiêng to cữ
lớn, những Cấm kỵ cho xứ sở, kiêng cữ cho đất trời.
Như nhiều dân tộc khác, người Raglai coi hôn nhân là mốc quan trọng đánh dấu sự
trưởng thành của mỗi con người. Hôn nhân không chỉ là hạnh phúc lứa đôi mà còn là “có
vợ có chồng là có sự sống của giống nòi”. Xã hội luôn lên án nghiêm khắc những hành
vi trái với phong tục tập quán mà luật tục đã quy định liên quan đến hôn nhân, gia đình và
quan hệ nam nữ nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình và giá trị đạo đức của cộng đồng.
1. Luật tục Raglai về quan hệ gia đình
1.1. Luật tục Raglai quy định ngôn ngữ và hành vi ứng xử trong gia đình
Người Raglai rất chú trọng tới các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là hạt
nhân của xã hội, quan hệ giữa cha mẹ - con cái, ông bà – cháu chắt luôn luôn phải hòa
thuận là chuẩn mực đạo đức hàng đầu. Ông bà, bố mẹ phải nói điều lành, dạy điều tốt cho
con cái. Luật tục quy định:
Hãy nói điều lành, dạy chuyện tốt cho nhau
Thì mới cùng nhau thấu hiểu mọi điều
Gia đình chính là cái nôi hình thành nhân cách cho trẻ nhỏ. Các cách giao tiếp trong
gia đình rất được người Raglai coi trọng. Họ giáo dục con người cách giao tiếp nhẹ nhàng
vì họ quan niệm nói nặng lời sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp:
Nói mà như quát thét ra lửa
Nói như người ta bằm xương róc tủy ra phơi nắng
Làm cho gan thâm, ngực trắng mà chẳng biết được gì
Người Raglai coi trọng người già trong xã hội. Đối với những dân tộc vùng Trường
Sơn – Tây Nguyên nước ta hay những dân tộc mà kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tự
nhiên thì người già là cả một kho tri thức dân gian với những kinh nghiệm về cuộc sống,
về sản xuất … vô cùng quý báu truyền lại cho các thế hệ con cháu mai sau. Luật tục cũng
ghi rõ cách ứng xử với người già trong gia đình và trong cộng đồng. Do vậy mọi người
phải:
Người lớn gặp phải nể trọng
Người già nói phải nể
Nếu người trẻ tuổi cãi lại hay xúc phạm đến người già thì luật tục đã quy định rõ:
Cái lẽ có từ cổ, cái lý có từ xưa
Hơn thua với người già sẽ bị trụi lông
Gia đình người Raglai rất bình đẳng trong quan hệ gữa cha mẹ - con cái, vợ - chồng.
Điều này được thể hiện trong bữa ăn của họ. Bữa ăn truyền thống của người Việt chịu
nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Bữa ăn của người Hmông, người chồng, người
con trai được ăn trước hoặc ăn mâm trên (đặc biệt khi gia đình có khách), còn người vợ,
người con gái, con dâu ăn sau hay phải ăn cơm dưới nhà bếp. Điều đó thể hiện quy ...