Danh mục

Gia đình với giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.29 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với xu hướng xã hội hóa hiện nay, giáo dục con người không còn là chức năng, vai trò, nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm của cả gia đình (GĐ), nhà trường và xã hội. Song với những đặc trưng riêng có của mình, thông qua thời gian, môi trường, nội dung và phương pháp giáo dục thì GĐ đã thể hiện là lực lượng giáo dục, môi trường giáo dục đầu tiên và cũng là quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia đình với giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay Cao Thị Phương Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 279 - 283 GIA ĐÌNH VỚI GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO THẾ HỆ TRẺ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Cao Thị Phương Nhung* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Với xu hướng xã hội hóa hiện nay, giáo dục con người không còn là chức năng, vai trò, nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm của cả gia đình (GĐ), nhà trường và xã hội. Song với những đặc trưng riêng có của mình, thông qua thời gian, môi trường, nội dung và phương pháp giáo dục thì GĐ đã thể hiện là lực lượng giáo dục, môi trường giáo dục đầu tiên và cũng là quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các bậc ông bà, cha mẹ muốn thực hiện tốt vai trò là nhà giáo dục đặc biệt quan trọng của mình đối với trẻ thì không chỉ quan tâm xây dựng kinh tế gia đình mà còn phải trau dồi kiến thức mọi mặt, tạo lập môi trường sống lành mạnh cho trẻ, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với nhà trường và các đoàn thể xã hội khác, bản thân ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sáng về đạo đức, tinh thần tự học cho con cháu noi theo. Từ khóa: Gia đình, giáo dục, phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục, thế hệ trẻ, nhân cách. Gia đình (GĐ) là một cộng đồng người được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục, quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn… mà ở đó các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi về kinh tế, văn hoá, tình cảm và theo những chuẩn giá trị nhất định, được dư luận, xã hội ủng hộ, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ [6, 90-91]. * Giáo dục gia đình (GDGĐ) là một bộ phận của hệ thống giáo dục xã hội, gồm toàn bộ những tác động của GĐ đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết là trẻ em. Nhân cách như là toàn bộ những đặc điểm cùng với những phẩm chất tâm lý cá nhân có tác dụng quy định giá trị và hành vi xã hội của một con người. Với xu hướng xã hội hóa hiện nay, giáo dục con người không còn là vai trò, nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội [5, 74] nhưng với những đặc trưng riêng có của mình, GĐ thể hiện là cộng đồng có vai trò đặt biệt quan trọng trong giáo dục nhân cách con người. Trong phạm vi bài viết này, tôi tập trung nghiên cứu vai trò * Tel: 0977 749339, Email: nhung.dhkhtn@gmail.com giáo dục nhân cách của gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. Bởi vì, thế hệ trẻ (ở đây tôi quan niệm là lứa tuổi dưới 18) là lứa tuổi đang chủ yếu chịu sự nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của GĐ, lứa tuổi chưa được pháp luật quy định trách nhiệm nghĩa vụ công dân, có những đặc trưng nổi bật là: tâm, sinh lý, thể chất và nhân cách phát triển chưa hoàn chỉnh; tính hiếu động và phản xạ nhanh, ưa chuộng những điều mới lạ; được giáo dục bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa GĐ, nhà trường và xã hội, trong đó GĐ là thiết chế có vai trò giáo dục nhân cách thế hệ trẻ quan trọng nhất. Nếu như giáo dục của nhà trường nằm trong khuôn khổ nhất định về không gian (học tại một địa điểm duy nhất là trong trường), về thời gian (12 năm phổ thông,...), chủ thể giáo dục là giáo viên, người được giáo dục là học sinh, giáo dục chủ yếu có tính chất một chiều là giáo viên đối với học sinh; giáo dục của các cộng đồng xã hội là sự giáo dục lẫn nhau của cá nhân với cá nhân trong một tổ chức với những mục đích và chức năng nhất định như: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên,... Ở đó, mỗi người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình giáo dục, thì giáo dục GĐ lại khác. Không giống với các môi trường giáo dục trên, có thể nói GĐ là thiết chế giáo dục quan trọng nhất, không thể thay thế. 279 Cao Thị Phương Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Trước hết được thể hiện ở thời gian, môi trường, chủ thể tham gia. GDGĐ được thực hiện ở mọi chu trình của đời người. Mục đích giáo dục của GĐ và của xã hội có sự thống nhất căn bản với nhau. Tuy nhiên, mục đích của giáo dục GĐ có tính linh hoạt hơn, thay đổi theo sự biến đổi và phát triển của đứa trẻ, theo sự vận động và phát triển của xã hội, phụ thuộc vào chính cuộc sống của GĐ và những định hướng của nó. Mỗi GĐ trước hết là một tổ chức giáo dục. Mỗi người lớn trong GĐ là những nhà giáo dục đầu tiên và nhà giáo dục thường xuyên đối với thế hệ trẻ. Với những đặc trưng nổi bật của mình, thế hệ trẻ chính là giai đoạn quan trọng nhất cho sự hình thành nhân cách mỗi con người và cũng là giai đoạn trẻ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ GĐ mặc dù GDGĐ cho đến nay chưa có chương trình cụ thể nhất định, được soạn một cách khoa học, kỹ lưỡng như giáo dục nhà trường, mà phần lớn là tùy thuộc vào trình độ văn hóa GĐ của các bậc cha mẹ. Điều này được thể hiện trong cả nội dung và phương pháp giáo dục của GĐ. Về nội dung, giáo dục của GĐ là giáo dục toàn diện. Bao gồm cả giáo dục đạo đức, lao động, học tập văn hoá và rèn luyện tính tự lập cho trẻ, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: