Danh mục

GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 496.03 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài. Vào tháng 5 năm 2001, đó là quá trình mà 28 quốc gia phải đương đầu, trong số đó có 9 nền kinh tế chuyển đổi và khoảng một nửa trong số còn lại là những nước kém phát triển nhất (LDCs). Trong chương này, chúng ta sẽ phân tích quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và nhận diện những vấn đề và những thách thức chính mà các nước tham gia phải đối phó....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚIChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Phát trịển, thương mại, và WTONiên khóa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Ch. 8: Gia nhập tổ chức thương mại thế giới GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Constantine Michalopoulos Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài. Vào tháng 5 năm 2001, đó là quá trình mà 28 quốc gia phải đương đầu, trong số đó có 9 nền kinh tế chuyển đổi và khoảng một nửa trong số còn lại là những nước kém phát triển nhất (LDCs). Trong chương này, chúng ta sẽ phân tích quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và nhận diện những vấn đề và những thách thức chính mà các nước tham gia phải đối phó. Lợi ích của tư cách thành viên Có ba lợi ích chính của tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới: (a) củng cố các thể chế và chính sách đối nội để thực hiện thương mại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ, được yêu cầu trước khi hoàn tất việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới; (b) cải thiện tính dễ dàng và an toàn của việc tiếp cận thị trường đối với những thị trường xuất khẩu chính; và (c) tiếp cận một cơ chế giải quyết tranh chấp về những vấn đề ngoại thương. Chính sách và thể chế Cho dù có những khác biệt đáng kể trong môi trường chính sách và thể chế của các quốc gia khác nhau đang áp dụng để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhiều nền kinh tế và các quốc gia đang phát triển đứng trước những thách thức tương tự nhau trong việc thiết lập các thể chế cần thiết để thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới. Có lẽ quan trọng nhất trong những thách thức này là nhu cầu phải có những luật lệ và thể chế cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân và thị trường tự do trước sự kiểm soát của chính phủ – khác với những biện pháp kiểm soát được nêu lên một cách chính thức theo các qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới – ví dụ như về các tiêu chuẩn, các điều khoản về vệ sinh và vệ sinh thực vật, quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động thương mại nhà nước. Điều quan trọng tương đương đối với nền kinh tế một quốc gia là việc duy trì tính ổn định trong chính sách thương mại, mà là hệ quả của sự gắn bó với các qui tắc và các hiệp định ràng buộc pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tính ổn định có ý nghĩa quan trọng cả đối với các nhà sản xuất trong nước và đối với các nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác muốn tiếp cận thị trường của các nền kinh tế này. Sự gắn bó với các điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới – ví dụ, thông qua ràng buộc về thuế quan và các điều kiện cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các hiệp định về dịch vụ – sẽ cải thiện tính hiệu quả và năng suất của các nước gia nhập. Tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới cũng mang lại cơ hội cho các thành viên mới được bao bọc trong những cơ chế ngoại thương tương đối tự do hiện hữu. Cho dù các cơ chế ngoại thương trong các nền kinh tế gia nhập tổ chức thì khác nhau đáng kể, nhiều nước đã thiết lập những cơ chế có thuế quan tương đối thấp và không có các hàng rào phi thuế quan chính thức đáng kể. Đối với những nước này, tư cách thành viên mang đến cơ hội gắn chặt với những cơ chế này thông qua chấp nhận những nghĩa Bernard Hoekman et al. 1 Bịên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Quang HùngChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Phát trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Ch. 8: Gia nhập tổ chức thương mại thế giới vụ ràng buộc pháp lý về mức thuế quan. Điều này không chỉ cho phép họ tận hưởng lợi ích của ngoại thương tự do mà còn mang đến cho họ tuyến phòng vệ đầu tiên chống lại các áp lực bảo hộ trong nước hiện hữu trong tất cả các nền kinh tế thị trường. Tiếp cận thị trường Có hai bình diện chính của việc tiếp cận thị trường có tầm quan trọng đối với các nền kinh tế tham gia. Thứ nhất là sự mở rộng qui chế tối huệ quốc thường xuyên và vô điều kiện, xảy đến cùng với tư cách thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện nay, những nền kinh tế không phải thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đã được hưởng qui chế tối huệ quốc một cách tự nguyện do các đối tác thương mại chính trao cho, nhưng chẳng có gì đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục được hưởng qui chế này. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, việc gia hạn qui chế tối huệ quốc cho nước Nga và một số nền kinh tế khác đang trong quá trình chuyển đổi tuỳ thuộc vào sự tôn trọng tu chính án Jackson- Vanik của Đạo luật Thương mại 1974 về tự do di dân của các nền kinh tế.1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: