Thông tin tài liệu:
Xuất khẩu lao động và di chuyển thể nhân Thương mại dịch vụ trong WTO cũng như trong các hiệp định thương mại (ví dụ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ) được quy định bao gồm 4 thể thức (tiếng Anh gọi là Mode) sau: Cung cấp qua biên giới: đó là việc nhà cung cấp dịch vụ bán dịch vụ từ lãnh thổ của nước mình sang lãnh thổ của nước khác. Ở thể thức này, dịch vụ và tiền thanh toán dịch vụ có đi qua biên giới, còn con người (cả người bán và người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia nhập WTO, “Tây” sẽ vào “Ta” làm việc thế nào? (Kỳ 2) Gia nhập WTO, “Tây” sẽ vào “Ta” làm việc thế nào? (Kỳ 2) Xuất khẩu lao động và di chuyển thể nhân Thương mại dịch vụ trong WTO cũng như trong các hiệp định thương mại(ví dụ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ) được quy định bao gồm 4 thể thức (tiếngAnh gọi là Mode) sau: Cung cấp qua biên giới: đó là việc nhà cung cấp dịch vụ bán dịch vụ từlãnh thổ của nước mình sang lãnh thổ của nước khác. Ở thể thức này, dịch vụ vàtiền thanh toán dịch vụ có đi qua biên giới, còn con người (cả người bán và ngườimua dịch vụ) thì không. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: là thể thức thương mại dịch vụ mà người tiêudùng của một nước này tiêu dùng dịch vụ tại lãnh thổ nước khác. Trong thể thứcnày, người bán dịch vụ vẫn ở tại nước mình, chỉ có người mua dịch vụ là đi ranước ngoài. Trong trường hợp này, cũng không có di chuyển thể nhân. Hiện diện thương mại: đây là thể thức mà nhà cung cấp dịch vụ của mộtnước thiết lập cơ sở cung cấp dịch vụ tại lãnh thổ của nước khác như chi nhánh,công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài... Trong thể thức dịch vụ này,hiện diện thương mại mới là cơ sở cam kết, chứ không phải là hiện diện thể nhân,nên việc di chuyển thể nhân của hiện diện th ương mại sẽ được điều chỉnh trongcam kết chung ở Thể thức 4. Hiện diện thể nhân (hay còn gọi tắt là Thể thức 4 - Mode 4): đây là thểthức thương mại dịch vụ gắn liền với việc con người di chuyển từ nước này sangnước khác để cung cấp dịch vụ và việc di chuyển như vậy được gọi là di chuyểnthể nhân. Như vậy, trong 4 thể thức cung cấp dịch vụ của thương mại quốc tế, chỉ cóThể thức 4 - thể thức hiện diện thể nhân, và một phần của Thể thức 3 - thể thứchiện diện thương mại, là liên quan tới việc “ta” sang “Tây” và “Tây” sang “ta” làmviệc. Câu chuyện khó nhất có lẽ là làm thế nào phân biệt được ai là diện “xuấtkhẩu lao động” và ai là diện “di chuyển thể nhân”? Đó chính là công việc củanhững nhà làm chính sách. Một đối tượng được điều chỉnh bởi “luật chơi” về lao động, còn đối tượngkia lại được điều chỉnh bởi “luật chơi” về thương mại. Hai đối tượng này khôngthể nhập làm một, vì mục đích, tính chất, cương vị di chuyển qua biên giới quốcgia của họ là khác nhau, nên cũng không thể có một “luật chơi” áp dụng cho cả haiđối tượng trên. Nói chung, các quốc gia đều có các quy định riêng để điều chỉnh hai đốitượng này. Ví dụ như Hoa Kỳ nổi tiếng là “chặt” đối với đối tượng nhập cảnh theodiện “xuất khẩu lao động”, nhưng lại tương đối “thoáng” đối với diện “di chuyểnthể nhân”. Bởi vậy, ta tuy chưa có lao động sang Hoa Kỳ làm việc theo diện “xuấtkhẩu lao động”, nhưng hiện có không ít công dân VN đang làm việc tại Hoa Kỳtheo diện “di chuyển thể nhân” - những người làm việc cho các công ty đa quốcgia đến Hoa Kỳ làm việc theo sự điều động của các công ty này. Cái tiêu chí “lao động bậc cao” để phân biệt hai loại này xem chừng chưaổn, vì cái khác của hai loại hình lao động trên chủ yếu không phải nằm ở trình độcao hay thấp, mà là ở cương vị của họ. Ví dụ, có hai người nước ngoài đều nhập cảnh VN để làm công việc quảnlý với thời hạn là 3 năm. Người thứ nhất được một công ty của VN thuê làmtrưởng phòng kinh doanh. Người thứ hai là nhân viên của một công ty đa quốc giađang hiện diện thương mại tại VN được công ty cử sang cũng để đảm đương chứctrưởng phòng kinh doanh của chi nhánh công ty đó tại VN. Như vậy, nếu căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc thì cả hai ngườiđều được coi là lao động bậc cao, nhưng nếu căn cứ vào cương vị làm việc thìngười thứ nhất thuộc diện “lao động nhập khẩu”, vì mục đích nhập cảnh là để đápứng nhu cầu trên thị trường lao động VN là tìm một người để đảm đương côngviệc trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp. Nói cách khác, nhu cầu của thị trường lao động tại VN là điều kiện đểngười này nhập cảnh vào VN làm việc. Còn người thứ hai là đối tượng “di chuyểntrong nội bộ công ty” (intra-corporate transferee) được công ty chủ sử dụng laođộng cử vào VN để thực hiện một nhiệm vụ được giao. Công việc này không xuấtphát từ nhu cầu trên thị trường lao động của VN, mà là từ yêu cầu kinh doanh củacông ty nước ngoài. Để phân biệt hai loại di chuyển lao động nói trên, WTO đưa ra những tiêuchí nhất định để xác định những người thuộc diện “di chuyển thể nhân”, gồm 3 đốitượng chính: thứ nhất là những người lưu chuyển trong nội bộ công ty (intra-corporate transferee); thứ hai là khách kinh doanh (bussiness visitor) và ngườichào bán dịch vụ (service sales person); và thứ ba là nhà cung ứng dịch vụ theohợp đồng (contractual sevices supplier). Đối tượng của nhóm di chuyển trong nội bộ công ty chủ yếu li ên quan tới 3đối tượng là giám đốc điều hành, quản lý và chuyên gia. Đây là nhóm mà các côngty đ ...