Bà đứng tần ngần giữa nghĩa trang quê nhà mùa nước nổi, nước lấp xấp dưới chân, tiếng ếch nhái à uôm buồn da diết. Mùa này ở quê bà, gió tràn đồng se sắt, từng cơn từng cơn, lạnh đến tê người. Ngoài kia, lé đé bờ con kinh Xáng, bông điên điển rụng vàng mặt nước. Cô cháu gái nắm chặt tay bà nhắc lại: - Về thôi, nội! Trời tối rồi! Bà giật mình như sắp sửa mất một cái gì vĩnh viễn: - Ừ, để nội, chờ một chút. Con đốt dùm nội thêm nắm nhang!...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia phả mùi rơm rạ Gia phả mùi rơm rạ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THU TRÂNBà đứng tần ngần giữa nghĩa trang quê nhà mùa nước nổi, nước lấp xấp dưới chân, tiếngếch nhái à uôm buồn da diết. Mùa này ở quê bà, gió tràn đồng se sắt, từng cơn từng cơn,lạnh đến tê người. Ngoài kia, lé đé bờ con kinh Xáng, bông điên điển rụng vàng mặtnước. Cô cháu gái nắm chặt tay bà nhắc lại:- Về thôi, nội! Trời tối rồi!Bà giật mình như sắp sửa mất một cái gì vĩnh viễn:- Ừ, để nội, chờ một chút. Con đốt dùm nội thêm nắm nhang!- Hồi nảy giờ nội đốt nhang mấy lần nhớ không?- Cứ đốt, nội đâu có lẩn, con! Lần này chắc là không nữa…Nói vậy nhưng cô cháu vẫn chiều lòng bà. Trước khi đưa bà về quê, cha cô đã dặn: “Kệ,ráng chiều bà nội, năm nay bà tám mươi tám tuổi rồi, yếu lắm, về lần này biết còn có sứcđể lần sau”. Nắm nhang được đốt lên, bà lại run run cầm và cắm trên ba ngôi mộ liềnnhau: mộ ông năm Sọc, mộ ông sáu Ngàn, mộ dì hai Nghĩa. Mộ mẹ bà nằm xa hơn đómột chút, phải lội nước bước qua. Gió cũng hanh hao nhắc bà nhớ mộ này chỉ là ngôi mộgió. Qua những chuyện đau buồn thật lâu bà mới trở về làng. Mọi người bảo sau khi ôngnăm Sọc bị Việt Minh xử tội, mẹ bà được mọi người thả ra, rồi sau đó bỏ nhà đi biệt tích.Biết sao được, bà đành làm ngôi mộ gió, mộ không có phần xác, chỉ những mong có phầnhồn mẹ trở về chứng giám cho lòng đứa con khổ đau và lưu lạc.Cô cháu hỏi loanh quanh:- Nội ơi, con phải gọi ông năm Sọc là ông gì? Ông cố hay ông sơ?Bà ậm ừ như mơ:- Không là ông gì cả…- Vậy sao nội bảo ổng trong họ hàng gia tộc?- Không lẽ bỏ ổng rồi bỏ luôn ông sáu Ngàn…Làn gió lạc thổi qua làm bà rùng mình ớn lạnh sau câu nói chỉ như lấp lửng cho riêngmình. Mặc cho cô cháu đứng ngây người bảo nội thật là khó hiểu, ký ức hơn bảy mươinăm của cô thôn nữ tên Hận là bà ngày nào ào ạt tràn về… Hành lang dài, tối hun hút vớinhững song tre hai bên ngày ấy như mãi kẽo kẹt trôi theo đời bà. Người ta gọi đấy là nỗibuồn truyền kiếp mà trong ký ức già nua, nhoè nhoẹt của bà lúc có lúc không…***Làng quê xa mờ ngày ấy như yên tĩnh lắm với những cánh đồng cò bay thẳng cánh củanhà ông năm Sọc. Ông là chủ điền nhưng không mấy gieo tiếng oán cho lớp người bầnnông trong làng; thứ nhất không hiếp con gái tân của tá điền như cha ông ông đã từnghiếp; thứ hai lúa tô đong mùa nào thu mùa đó, không cấn trừ để phết phẩy lung tung,nhưng phải đủ, không được thiếu hay thừa một hột. Bọn trẻ trong làng mê mải nhà ôngvới vườn trái cây trĩu quả quanh nhà. Xoài, mận, ổi treo lúc lỉu bốn mùa ngàn ngạt giósông. Thú vị hơn với bọn chúng còn có ông sáu Ngàn tuổi đã trung niên nhưng cứ dài dại,không bao giờ chịu lớn. To con, bảnh trai, sáu Ngàn vận đồ Tây thắt cra-vát kéo mấy lonsữa bò giả làm xe chạy pin pin suốt ngày quanh chợ quê. Có lúc bọn trẻ phát hiện sáuNgàn ngoẹo đầu ngoẹo cổ ngủ gà ngủ gật trong xó chợ. Thế là đánh thức ông ta dậy,chúng hò reo áp tải ông ta về, cả bọn được ông năm Sọc thưởng cho một rổ mận rụng tơibời bên sông. Với các bà các chị trong làng, chuyện nhà ông chủ điền quả thật đáng tộiquanh mấy cái quần xì-líp đủ màu của bà chủ phơi mút cuối vườn. Ngoại trừ sáu Ngànđược “đặc cách” cho đi lung tung, còn lại không ai được bước chân ra khỏi nhà nếukhông được sự đồng ý của ông chủ. Mỗi lần bà chủ đi đâu đó về lại oằn mình với ông chủbởi những thủ tục kỳ quái và nghiêm nhặt. Chuyện này có quỷ thần hai bên vai chứnggiám, thằng Ca thọt, người ăn kẻ ở duy nhất trong nhà năm Sọc thề bán sống bán chết kểlại với người làng. Đầu tiên là bà năm phải leo lên giường nằm, tự tay ông năm cởi quầnlót của bà ra kiểm tra, săm soi đến đầu đến đũa rồi cũng tự tay ông đi giặt và phơi ở hàngranh cuối vườn. Xong ông trở vào hành sự, bà năm miễn cưởng chiều chồng, nước mắtướt đầm áo gối trắng tinh. Trước khi bà ra khỏi nhà vì chuyện chi chi đó thì cũng chínhtay ông phải mặc quần lót cho bà. Cô hai Nghĩa, cô con gái đầu có chút chữ của năm Sọccũng phát cuồng vì cách hành xử kỳ lạ của cha. Những lời đối thoại này do chính các côcác bà trong làng nghe qua hàng ranh chứ không phải từ những điều Ca thọt kể lại:- Thưa cha, cha làm như vậy có quá đáng với má không?Một làn roi rít lên:- Đồ con bất hiếu, áo mặc sao qua khỏi đầu mà bày đặt vặn vẹo?- Chữ trinh của má còn có trăm đường để gìn giữ với cha, cha làm như vậy là sĩ nhục phụnữ…Vút, vút, vút… Tiếng roi quất không thương tiếc… Năm Sọc gầm lên như con thú dữ bịnhốt trong chuồng:- Tao không điên, tao làm như vậy là để bảo vệ tài sản của tao, nó là mồ hôi nước mắt củaông bà tao để lại, tao không ăn bớt ăn sớt hột lúa của ai nhưng mà con nào thằng nào đócũng đừng hòng! Mẹ con bây nói đi, đã có bao thằng lăm le ngoài hàng ranh để đấu hótvới ba con ngựa cái nhà này, một hột lúa của tao cũng không được chui qua khe cửa điđâu! Mẹ con nhà mày ra hết đây tao biểu!Qua kẽ lá của hàng ranh, các cô các bà trong làng thấy ba người đàn bà nhà năm Sọc bịbắt đứng xếp hàng không quần không áo dưới những làn roi của người cha người chồngthô bạo. Thấy bất bình và tội nghiệp cho họ nhưng các cô các bà vẫn xuýt xoa khi tanhàng, đẹp thiệt, công nhận đờn bà nhà giàu đẹp thiệt, trắng như bông bưởi từ trong tớingoài, nõn nà như hình mẫu, nhứt là cái thân hình ngọc ngà của cô ba Én… Sáng hômsau, hôm sau nữa thì nhà năm Sọc mở cửa làm ma, cô hai Nghĩa treo cổ chết tức tưởi.Được một thời gian thì các cô các bà trong làng cũng thấy mất hút hàng quần xì-líp đủthứ màu của bà chủ sau hàng ranh. Thằng Ca thọt đứng chạng chân giữa chợ vừa xướcmía vừa ba hoa, đi rồi, bà năm chịu không nổi, trốn mẹ nó đi rồi, để dễ bề hành sự với côba Én, thằng cha già đã đuổi tui ra khỏi nhà, ở đợ cho nó mười năm, không cho thêm mộtcắc… Bà tám Xô bán khoai lang ngồi gần đó cũng thở dài: “Mẹ cha cái thằng cha nhàgiàu nứt đố đổ vách mà ăn ở vô nhân, nhớ hồi đó nó mướn ông hai Bảnh coi vườn đượcđâu đó cũng chục năm, đến lúc cây ra trái sum suê thì nó cũng đuổi, không ...