Danh mục

Giá trị biểu cảm của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 524.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tín hiệu thẩm mĩ là sản phẩm lao động nghệ thuật trong trạng thái cảm hứng – thẩm mĩ cao độ. Vì thế, tín hiệu thẩm mĩ phải bao hàm những thông tin về cảm xúc, thái độ, sự đánh giá về tư tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Trong tín hiệu thẩm mĩ, cảm xúc vốn là cái chủ quan do chủ thể sáng tạo đã được khách quan hóa thành một phần quan trọng của thành phần ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị biểu cảm của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Quảng Nam - Đà NẵngGIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨTRONG CA DAO QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNGPhan Thúy Hạnh Trang1Tóm tắt: Tín hiệu thẩm mĩ là sản phẩm lao động nghệ thuật trong trạng thái cảmhứng – thẩm mĩ cao độ. Vì thế, tín hiệu thẩm mĩ phải bao hàm những thông tin về cảmxúc, thái độ, sự đánh giá về tư tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Trong tín hiệu thẩmmĩ, cảm xúc vốn là cái chủ quan do chủ thể sáng tạo đã được khách quan hóa thànhmột phần quan trọng của thành phần ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ. Cảm xúc ấy tạonên giá trị biểu cảm và có khả năng khơi gợi sự đồng cảm cao độ của người tiếp nhận.Ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng thể hiện tâm tư, tình cảm, tính cách của con người xứQuảng. Qua bàn tay nhào nặn tài hoa, các tín hiệu thẩm mĩ đa dạng của ngôn ngữ đãphản ánh được tài năng sáng tạo của các nghệ sĩ dân gian. Những hình ảnh thơ đượcthể hiện là những hình tượng đẹp, giàu ý nghĩa và mang đậm dấu ấn riêng của ca daoQuảng Nam - Đà Nẵng.Từ khóa: Tín hiệu thẩm mĩ, tư tưởng thẩm mĩ, chủ thể sáng tạo, tình cảm kháchthể, người tiếp nhận.1.Mở đầuCa dao được ví như tài sản vô hình của mỗi vùng miền. Trong văn chương truyềnkhẩu của dân tộc ta, ca dao chiếm một vị trí quan trọng. Ngoài những câu được phổbiến trong cả nước hoặc được truyền tụng qua nhiều địa phương, mỗi địa phương lạicó những câu ca dao mang tính chất đặc thù riêng của địa phương mình. Tính chất đặcthù này, hoặc nói lên bản sắc của người dân địa phương thuộc mỗi vùng, hoặc phảnánh một số địa danh, đặc sản, nghề nghiệp, tập quán hay ngôn ngữ của từng địa phươngCác tín hiệu thẩm mĩ vừa là phương tiện truyền tải tư tưởng vừa là vật chứa đựngcảm xúc, thái độ, tình cảm của những người sáng tạo. Những điều mà mỗi tín hiệuthẩm mĩ nói lên được về thế giới nội tâm của tác giả dân gian sẽ làm nên giá trị biểucảm của nó.2.Tính biểu cảm của các Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Quảng Nam- Đà Nẵng 2.1 . Hệ thống chất liệu để xây dựng tín hiệu thẩm mĩKhác với các loại hình nghệ thuật khác, chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Các11. ThS. Khoa Tiểu học-Mầm non, trường Đại học Quảng NamphAn thúy hạnh trAnGyếu tố ngôn ngữ qua bàn tay nhào nặn của người thợ tài hoa đã mài giũa thành nhữnghình tượng văn học đầy sức khơi, gợi. Trong ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng, tất cả cácchất liệu xây dựng đều bắt nguồn từ những sản vật, từ nhân tình (tình trạng con người),từ phong tục tập quán của người Quảng. Vì thế, nó có sức khơi gợi cảm xúc mãnh liệtđối với người dân xứ Quảng.2.1.1 . Các sản vật gắn liền với địa danh Quảng Nam - Đà Nẵng Bạcvàng ở tại Bông MiêuPhú Nam, Phú Thương biết bao nhiêu chèHai câu ca dao có đến hai sản vật được nhắc đến đó là vàng và chè. Vàng cónhiều ở Bông Miêu thuộc xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh, Tam Kỳ. Chè có nhiều ởPhú Nam, Phú Thượng thuộc xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang. Chính cái tồn tại có thựccủa các sản vật gắn liền với các địa danh cụ thể, đã trở thành chất liệu ngôn ngữ đểbiểu đạt niềm tự hào về nơi có những sản vật quý. Chính trên cơ sở đó đã hình thànhcác tín hiệu thẩm mĩ và các tín hiệu thẩm mĩ ấy tạo cho người tiếp nhận liên tưởng đểcó một cách hiểu mới đúng đắn, phù hợp.Ở một bài ca dao khác có ba sản vật xuất hiện: Than đá, đường và quế.Nông Sơn than đá thiếu chiBảo An đường tốt, Trà My quế nhiềuCũng như bài ca dao trên, từ sự trù phú của các vùng đất có thật ở các địa phươngcó tên tuổi: Nông Sơn, Bảo An (Điện Bàn), Trà My đã trở thành chất liệu và nguồncảm hứng để người bình dân gởi gắm vào đó niềm hạnh phúc, tự hào. Và cũng từ chấtliệu ngôn ngữ quen thuộc ấy đã truyền đến người nghe, người thưởng thức một tìnhcảm, một xúc cảm tương tự.Ca dao Quảng Nam còn giới thiệu những sản vật đơn sơ nhưng gắn bó tự baođời nay nơi vùng đất trung du với đời sống người dân cần cù, chân chất:Ai lên Trung Phước, Đèo LeLàm ơn cho gửi nắm chè mồng năm.Ai về đất Quế làm dâuĂn cơm ghế mít, hát câu ân tìnhChè, mít là thổ đặc sản quen thuộc của những vùng quê, gợi lên cuộc sống đơnsơ, dung dị nhưng ấm no và chan chứa nghĩa tình.2.1.2 . Cách nói, cách cảm, cách ứng xử giản dị, bộc trực2phAn thúy hạnh trAnGNgười xứ Quảng mộc mạc, giản dị và chân tình. Vì thế, ca dao xứ Quảng có rấtnhiều bài thể hiện cách nghĩ, cách cảm rất riêng.Cũng bắt đầu từ cụm từ “thân em”, nhưng hình ảnh so sánh, cách thể hiện trongbài ca dao cũng được sử dụng từ chất liệu ngôn ngữ hết sức Quảng Nam: Thân emnhư chiếc nón cờiBung vành đứt đác, chịu đời nắng mưaKhác với chiếc nón bài thơ xứ Huế xinh xắn, duyên dáng và thơ mộng trong cadao Thừa Thiên - Huế, hình ảnh chiếc nón trong ca dao Quảng Nam là chiếc nón cời.Bài ca dao có ba tín hiệu thẩm mĩ cùng xuất hiện: “chiếc nón cời” gợi hình ảnh cũ kĩ,xấu xí; “bung vành đứt đác” gợi sự rách nát, tả tơi; “chịu đời nắng mưa” gợi sự giankhổ nhọc nhằn. Chính những chất liệu ngôn ngữ phát xuất từ những vật dụng gần gũivới người bình dân xứ Quảng đã tạo nên những hình ảnh khá riêng bi ...

Tài liệu được xem nhiều: