Giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 319.36 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết làm rõ vai trò, chức năng và giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn để người dân ven biển Việt Nam cần nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và khai thác bền vững lợi ích từ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển Việt Nam GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM Nguyễn Văn Dũng1 Tóm tắt: Việt Nam là vùng hứng chịu tác động mạnh mẽ của các cơn bão nhiệt đới, hàng năm có khoảng 4 – 5 cơn bão, trong xu thế biến đổi khí hậu, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động sâu sắc, hiện tượng nước biển dâng, xói lở, xâm nhập mặn... Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được xem là loài tiên phong, nơi đầu sóng, ngọn gió, tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt vùng ven biển, hệ sinh thái RNM được xem như bức tường xanh che chắn những tác động từ biển lên vùng bờ. Điều đáng quan tâm, trong những năm gần đây nhiều địa phương ven biển đã có những hoạt động kinh tế làm phá vỡ môi trường tự nhiên ven biển, dẫn đến suy giảm, biến mất hệ sinh thái RNM, hay chuyển đổi RNM sang mục đích kinh tế khác, dẫn đến nhiều hệ lụy cho môi trường và cư dân vùng ven biển. Vì thế, bài viết làm rõ vai trò, chức năng và giá trị của hệ sinh thái RNM để người dân ven biển Việt Nam cần nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái RNM và khai thác bền vững lợi ích từ hệ sinh thái RNM. 1. Đặt vấn đề Việt Nam có chiều dài đường bờ biển 3260 km và hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, nếu so với diện tích đất liền, Việt Nam thuộc các quốc gia có tỷ lệ lớn trong khu vực và thế giới. Mặt khác vị trí và hình dáng chữ “S”, kéo dài theo chiều kinh tuyến, hẹp ngang, đặc biệt có 28/64 tỉnh thành tiếp giáp với biển. Trong thời gian gần đây hiện tượng tự nhiên như: bão, lũ, lụt, thủy triều, hạn hán, xâm nhập mặn... có diễn biến bất thường, đã tác động trực tiếp lên hầu hết vùng ven biển Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề về vấn đề nước biển dâng. Nhằm hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần xác định các nhân tố môi trường tự nhiên có khả năng giảm thiểu được thiên tai và cân bằng sinh thái cho vùng ven biển Việt Nam. RNM là một trong những hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái, là môi trường sinh sống của nhiều hệ động thực vật trên cạn, dưới nước và ngập nước theo mùa. Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên cả 3 vùng ven biển Việt Nam, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, nhiều khu vực khai thác tài nguyên quá mức, chuyển đổi tài nguyên có giá trị về môi trường thành giá trị kinh tế, 1 ThS, khoa Văn hóa – Du lịch, trường Đại học Quảng Nam. GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ … sử dụng lợi ích trước mắt, mà chưa có chiến lược xây dựng các tiêu chí kinh tế - sinh thái. Vì thế, nhiều khu có hệ sinh thái RNM đã bị biến mất hay suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm về sự đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đặc điểm sinh thái của RNM khác hẳn với các loài thực vật khác, cơ chế loại bỏ muối trong cây, bám trụ vùng đất yếu (bộ rễ), chịu tác động sóng, thủy triều, dòng biển. RNM là loài tiên phong trong việc bảo vệ vùng bờ, giảm tác động vật lí từ biển vào đất liền và xem như “bộ lọc” cân bằng động cho môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí. Để lượng hóa được những giá trị của RNM cần có những phương pháp nghiên cứu đặc trưng. Cung cấp những thông tin về vai trò của RNM cho dân cư ven biển, đưa ra các giải pháp bảo vệ và phát triển hệ sinh thái RNM. Trong xu thế biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết diễn biến bất thường; động lực biển tác động làm ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển. Qua nghiên cứu đặc điểm sinh thái RNM có khả năng giảm thiểu được các tác động của động lực biển lên vùng ven bờ, bảo vệ sinh thái, môi trường tự nhiên ven biển... Vì thế, bài viết phân tích, đánh giá vai trò của hệ sinh thái RNM trong việc bảo vệ vùng ven biển Việt Nam trong bối cảnh diễn biến của biến đổi khí hậu tác động nặng nề lên vùng ven biển Việt Nam. 2. Đặc điểm RNM ven biển Việt Nam 2.1. Sự phân bố Việt Nam có chiều dài đường bờ biển 3260km, trung bình 100km2 diện tích đất liền có 1km đường bờ biển; hệ thống sông suối dày đặc, trung bình 20km bờ biển là có một của sông, nhiều đầm phá, bãi triều. Hệ sinh thái RNM chủ yếu tồn tại và phát triển khu vực nhiệt đới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm. Vì thế, RNM ở Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc xuống Nam. Tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều, diện tích hệ sinh thái RNM Việt Nam 152099ha (2013), diện tích hệ sinh thái RNM lớn nhất ở khu vực Nam Bộ, tiếp sau đó là khu vực Bắc Bộ và vùng có diện tích hệ sinh thái RNM ít nhất là khu vực Trung Bộ. Bảng 1. Diện tích RNM phân bố theo 3 vùng ven biển Việt Nam (2013) Vùng Diện tích đất ngập mặn (ha) RNM Diện tích (ha) % Bắc Bộ 122335 42842 28,2 Trung Bộ 40000 2279 1,5 Nam Bộ 440405 106979 70,3 Tổng 702740 152099 100 Nguồn: [1] 23 NGUYỄN VĂN DŨNG Sự phân bố hệ sinh thái RNM là kết quả của các yếu tố tự nhiên về điều kiện đất ngập nước, khí hậu, thủy văn và đặc biệt là yếu tố tác động của con người, hoạt động kinh tế đã tác động lớn đến sự phân bố hệ sinh thái RNM, đặc biệt trong những năm qua khu vực Trung Bộ có diện tích hệ sinh thái RNM giảm đáng kể, nguyên nhân do nhiều địa phương đã chuyển đổi một số khu RNM thành các đầm nuôi tôm, đất nông nghiệp và quy hoạch hoạt động du lịch biển, khai thác khoáng sản trên diện tích hệ sinh thái RNM, khai thác RNM lấy gỗ, nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Hệ quả, khu vực Trung Bộ đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp, du lịch; tuy nhiên, môi trường ven biển luôn biến đổi theo chiều hướng xấu, nhiều vùng đất bị sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường ven biển (nước, đất), đáng quan tâm là thiên tai bão, lũ, gió, sóng biển đã làm biến đổi đường bờ như: xói lở, xâm nhập mặn, phá hủy các công trình ven biển, thiệt hại nhà cửa và người. Khu vực Nam Bộ, so với trước năm 1943 hệ sinh thái RNM giảm đi đáng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển Việt Nam GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM Nguyễn Văn Dũng1 Tóm tắt: Việt Nam là vùng hứng chịu tác động mạnh mẽ của các cơn bão nhiệt đới, hàng năm có khoảng 4 – 5 cơn bão, trong xu thế biến đổi khí hậu, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động sâu sắc, hiện tượng nước biển dâng, xói lở, xâm nhập mặn... Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được xem là loài tiên phong, nơi đầu sóng, ngọn gió, tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt vùng ven biển, hệ sinh thái RNM được xem như bức tường xanh che chắn những tác động từ biển lên vùng bờ. Điều đáng quan tâm, trong những năm gần đây nhiều địa phương ven biển đã có những hoạt động kinh tế làm phá vỡ môi trường tự nhiên ven biển, dẫn đến suy giảm, biến mất hệ sinh thái RNM, hay chuyển đổi RNM sang mục đích kinh tế khác, dẫn đến nhiều hệ lụy cho môi trường và cư dân vùng ven biển. Vì thế, bài viết làm rõ vai trò, chức năng và giá trị của hệ sinh thái RNM để người dân ven biển Việt Nam cần nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái RNM và khai thác bền vững lợi ích từ hệ sinh thái RNM. 1. Đặt vấn đề Việt Nam có chiều dài đường bờ biển 3260 km và hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, nếu so với diện tích đất liền, Việt Nam thuộc các quốc gia có tỷ lệ lớn trong khu vực và thế giới. Mặt khác vị trí và hình dáng chữ “S”, kéo dài theo chiều kinh tuyến, hẹp ngang, đặc biệt có 28/64 tỉnh thành tiếp giáp với biển. Trong thời gian gần đây hiện tượng tự nhiên như: bão, lũ, lụt, thủy triều, hạn hán, xâm nhập mặn... có diễn biến bất thường, đã tác động trực tiếp lên hầu hết vùng ven biển Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề về vấn đề nước biển dâng. Nhằm hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần xác định các nhân tố môi trường tự nhiên có khả năng giảm thiểu được thiên tai và cân bằng sinh thái cho vùng ven biển Việt Nam. RNM là một trong những hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái, là môi trường sinh sống của nhiều hệ động thực vật trên cạn, dưới nước và ngập nước theo mùa. Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên cả 3 vùng ven biển Việt Nam, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, nhiều khu vực khai thác tài nguyên quá mức, chuyển đổi tài nguyên có giá trị về môi trường thành giá trị kinh tế, 1 ThS, khoa Văn hóa – Du lịch, trường Đại học Quảng Nam. GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ … sử dụng lợi ích trước mắt, mà chưa có chiến lược xây dựng các tiêu chí kinh tế - sinh thái. Vì thế, nhiều khu có hệ sinh thái RNM đã bị biến mất hay suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm về sự đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đặc điểm sinh thái của RNM khác hẳn với các loài thực vật khác, cơ chế loại bỏ muối trong cây, bám trụ vùng đất yếu (bộ rễ), chịu tác động sóng, thủy triều, dòng biển. RNM là loài tiên phong trong việc bảo vệ vùng bờ, giảm tác động vật lí từ biển vào đất liền và xem như “bộ lọc” cân bằng động cho môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí. Để lượng hóa được những giá trị của RNM cần có những phương pháp nghiên cứu đặc trưng. Cung cấp những thông tin về vai trò của RNM cho dân cư ven biển, đưa ra các giải pháp bảo vệ và phát triển hệ sinh thái RNM. Trong xu thế biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết diễn biến bất thường; động lực biển tác động làm ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển. Qua nghiên cứu đặc điểm sinh thái RNM có khả năng giảm thiểu được các tác động của động lực biển lên vùng ven bờ, bảo vệ sinh thái, môi trường tự nhiên ven biển... Vì thế, bài viết phân tích, đánh giá vai trò của hệ sinh thái RNM trong việc bảo vệ vùng ven biển Việt Nam trong bối cảnh diễn biến của biến đổi khí hậu tác động nặng nề lên vùng ven biển Việt Nam. 2. Đặc điểm RNM ven biển Việt Nam 2.1. Sự phân bố Việt Nam có chiều dài đường bờ biển 3260km, trung bình 100km2 diện tích đất liền có 1km đường bờ biển; hệ thống sông suối dày đặc, trung bình 20km bờ biển là có một của sông, nhiều đầm phá, bãi triều. Hệ sinh thái RNM chủ yếu tồn tại và phát triển khu vực nhiệt đới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm. Vì thế, RNM ở Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc xuống Nam. Tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều, diện tích hệ sinh thái RNM Việt Nam 152099ha (2013), diện tích hệ sinh thái RNM lớn nhất ở khu vực Nam Bộ, tiếp sau đó là khu vực Bắc Bộ và vùng có diện tích hệ sinh thái RNM ít nhất là khu vực Trung Bộ. Bảng 1. Diện tích RNM phân bố theo 3 vùng ven biển Việt Nam (2013) Vùng Diện tích đất ngập mặn (ha) RNM Diện tích (ha) % Bắc Bộ 122335 42842 28,2 Trung Bộ 40000 2279 1,5 Nam Bộ 440405 106979 70,3 Tổng 702740 152099 100 Nguồn: [1] 23 NGUYỄN VĂN DŨNG Sự phân bố hệ sinh thái RNM là kết quả của các yếu tố tự nhiên về điều kiện đất ngập nước, khí hậu, thủy văn và đặc biệt là yếu tố tác động của con người, hoạt động kinh tế đã tác động lớn đến sự phân bố hệ sinh thái RNM, đặc biệt trong những năm qua khu vực Trung Bộ có diện tích hệ sinh thái RNM giảm đáng kể, nguyên nhân do nhiều địa phương đã chuyển đổi một số khu RNM thành các đầm nuôi tôm, đất nông nghiệp và quy hoạch hoạt động du lịch biển, khai thác khoáng sản trên diện tích hệ sinh thái RNM, khai thác RNM lấy gỗ, nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Hệ quả, khu vực Trung Bộ đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp, du lịch; tuy nhiên, môi trường ven biển luôn biến đổi theo chiều hướng xấu, nhiều vùng đất bị sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường ven biển (nước, đất), đáng quan tâm là thiên tai bão, lũ, gió, sóng biển đã làm biến đổi đường bờ như: xói lở, xâm nhập mặn, phá hủy các công trình ven biển, thiệt hại nhà cửa và người. Khu vực Nam Bộ, so với trước năm 1943 hệ sinh thái RNM giảm đi đáng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Rừng ngập mặn ven biển Bảo vệ vùng ven biển Việt Nam Nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái Sinh thái học rừng ngập mặn Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
7 trang 37 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lâm nghiệp năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 trang 25 0 0 -
Thực trạng và giải pháp trong xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển
177 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu quá trình thủy thạch động lực trong bồi xói vùng rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam
3 trang 15 0 0 -
0 trang 15 0 0
-
339 trang 13 0 0
-
116 trang 13 0 0
-
Nghiên cứu khả năng hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng
8 trang 13 0 0 -
8 trang 12 0 0
-
10 trang 12 0 0