Danh mục

Giá trị lịch sử - văn hóa các di tích công xưởng chế tác đồ đá giai đoạn đá mới muộn ở Tây Nguyên

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã đánh giá những giá trị nổi bật của các công xưởng về các vấn đề: Hệ thống công xưởng trong giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí ở Tây Nguyên; Niên đại và nêu giả thuyết về chủ nhân của các di tích; Tính thống nhất trong đa dạng của các di tích trong giai đoạn tiền sử. Đây cũng là kết quả góp phần xác lập mới các văn hóa khảo cổ; Là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị lịch sử - văn hóa các di tích công xưởng chế tác đồ đá giai đoạn đá mới muộn ở Tây NguyênTẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 3, 2019 56–74 GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CÁC DI TÍCH CÔNG XƯỞNGCHẾ TÁC ĐỒ ĐÁ GIAI ĐOẠN ĐÁ MỚI MUỘN Ở TÂY NGUYÊN Lê Xuân Hưnga* a Khoa Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: hunglx@dlu.edu.vn Lịch sử bài báo Nhận ngày 03 tháng 03 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 13 tháng 04 năm 2019 | Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 04 năm 2019 Tóm tắt Nghiên cứu hệ thống các di tích công xưởng chế tác công cụ đá ở Tây Nguyên có giá trị đặc biệt quan trọng trong nhận thức văn hoá và lịch sử một vùng đất. Kết quả của bài viết là quá trình thực địa và nghiên cứu 45 di tích công xưởng chế tác đá. Tư liệu thu được là nguồn sử liệu vật chất minh chứng cho quy trình chế tác một loại hình công cụ; Trình độ kỹ thuật, khả năng sáng tạo văn hoá của từng cộng đồng cư dân cổ; Xác định phạm vi phân bố của các loại hình sản phẩm làm ra ở công xưởng và nhận biết được mối quan hệ trao đổi giữa các công xưởng với nhau, với các đơn vị cư trú và những cộng đồng liền kề. Từ những kết quả nghiên cứu trên, bài viết đã đánh giá những giá trị nổi bật của các công xưởng về các vấn đề: Hệ thống công xưởng trong giai đoạn hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí ở Tây Nguyên; Niên đại và nêu giả thuyết về chủ nhân của các di tích; Tính thống nhất trong đa dạng của các di tích trong giai đoạn tiền sử. Đây cũng là kết quả góp phần xác lập mới các văn hóa khảo cổ; Là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản. Từ khóa: Công xưởng; Đá mới; Phân công lao động; Rìu có vai; Rìu tứ giác. DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.9.3.551(2019) Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2019 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 4.0 56 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN KHẢO CỔ HỌC VÀ DÂN TỘC HỌC]HISTORICAL - CULTURAL VALUE OF STONE-CRAFTING WORKSHOPS FROM THE LATE NEOLITHIC PERIOD IN THE CENTRAL HIGHLANDS Le Xuan Hunga* a The Faculty of History, Dalat University, Lamdong, Vietnam * Corresponding author: Email: hunglx@dlu.edu.vn Article history Received: March 3rd, 2019 Received in revised form: April 13th, 2019 | Accepted: April 25th, 2019AbstractStudying the remnants of late neolithic stone-crafting workshops in the Central Highlandsplays a particularly important role in understanding this regions culture and prehistory.This article is the result of fieldwork carried out at 45 stone processing sites. The relicmaterials obtained in the fieldwork demonstrate the process of toolmaking, the technicallevel, and the ability to create cultural value of each ancient residential community. Thediverse relic materials allow us to identify the distribution range of the products made in afactory and recognise the exchange relationships among factories, residential units andneighbouring communities. From the above research results, this article evaluates theoutstanding value of the workshops, contributes to a new cultural assessment of thearchaeological relics, and provides a scientific basis for administrators to devise solutionsto protect and promote this important heritage.Keywords: Ax has a role; Division of labor; New stone; Quadrilateral ax; Workshop.DOI: http://dx.doi.org/10.37569/DalatUniversity.9.3.551(2019)Article type: (peer-reviewed) Full-length research articleCopyright © 2019 The author(s).Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC-ND 4.0 57 Lê Xuân Hưng1. MỞ ĐẦU Theo cách phân kỳ của các nhà khảo cổ học Việt Nam, thời đại Đá mới đượcchia thành ba giai đoạn: Sơ kỳ, Trung kỳ, và Hậu kỳ (Hà, 1998; Nguyen, 2004, tr. 177-188). Giai đoạn sơ kỳ Đá mới, tiêu biểu là văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn. Di tích sớmnhất của văn hóa Hòa Bình là hang Xóm Trại (niên đại khoảng 17,000BP), di tích sớmnhất của văn hóa Bắc Sơn là hang Dơi (niên đại khoảng 11,000BP). Về cơ bản, điểm kếtthúc của hai văn hoá này là khoảng 7,000 - 8,000BP. Trung kỳ thời đại Đá mới, tiêubiểu là cư dân các văn hoá Đa Bút, Quỳnh Văn và Cái Bèo. Hậu kỳ thời đại Đá mới ởViệt Nam được ghi nhận với sự xuất hiện một loạt các văn hoá khảo cổ, phân bố trênmọi địa hình của đất nước, như: Văn hoá Mai Pha (Lạng Sơn), Bản Mòn (Sơn La),Hà Giang (Hà Giang - Tuyên Quang), Hạ Long (Quản ...

Tài liệu được xem nhiều: