Như đã nói ở (1), gốm ra đời trước khi xã hội có giai cấp; gốm bắt nguồn từ nghệ thuật dân gian: tình cảm con người, tình cảm nghệ sĩ trực tiếp chuyển vào bản thân của gốm trước tiên qua lao động "nhào nặn", làm cho bản thân của gốm rung cảm, nói lên tiếng nói của nghệ sĩ, của cuộc sống xã hội. Điều đơn giản này không phải dễ phát hiện ngay. Châu Âu vốn tự hào với nền công nghiệp gốm phát triển, khi đồ sứ Trung Quốc và Nhật Bản tràn sang, mới thấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị nghệ thuật của gốm Việt Nam
Giá trị nghệ thuật của gốm Việt Nam
Như đã nói ở (1), gốm ra đời trước khi xã hội có giai cấp; gốm bắt nguồn từ nghệ thuật dân gian:
tình cảm con người, tình cảm nghệ sĩ trực tiếp chuyển vào bản thân của gốm trước tiên qua lao
động nhào nặn, làm cho bản thân của gốm rung cảm, nói lên tiếng nói của nghệ sĩ, của cuộc
sống xã hội. Điều đơn giản này không phải dễ phát hiện ngay. Châu Âu vốn tự hào với nền công
nghiệp gốm phát triển, khi đồ sứ Trung Quốc và Nhật Bản tràn sang, mới thấy cần phải học tập
không chỉ về kỹ thuật, mà cả về khái niệm đúng đối với hình dáng và lối trang trí tùy thuộc chất
liệu này (2).
Ở Nhật Bản, K. Phu-ki-ni, nhà nghiên cứu gốm lâu năm có một nhận xét đáng lưu ý: Từ buổi
bình minh của muôn vật, đời sống con người không bao giờ tồn tại mà không tự biểu hiện trong
một loạt nào đó của tác phẩm đồ gốm (3).
Gốm Việt Nam nổi bật những đặc tính truyền thống đó. Gốm Việt Nam không phân biệt giữa
gốm lò quan và gốm lò dân như ở một số nước thời phong kiến, mặc dù có một số gốm làm
ra phần nào phục vụ cho vua chúa.
Cho nên, muốn đánh giá nghệ thuật gốm Việt Nam, điều quan trọng là cần đứng chỗ đứng của
nghệ thuật dân gian, cần nhìn rõ mối quan hệ giữa gốm và cuộc sống của đông đảo quần
chúng đương thời. Không vì thấy thiếu hào nhoáng, thiếu lộng lẫy mà không thấy cái cốt lõi rất
quý của gốm Việt Nam, thường mang tính trong sáng, nhuần nhuyễn, bình dị, có khi còn thô sơ
như tiếng nói giọng hò quen thuộc trong nhân dân.
Dưới đây, xin lược qua đặc điểm của một số loại gốm chính Việt Nam bao gồm:
I. Buổi sơ khai của nghệ thuật gốm đất nung
Nhiều cuộc khai quật trong vòng hai mươi năm trở lại đây cho thấy bộ mặt gốm đất nung cách
đây 5.000 năm đến đầu công nguyên thật là phong phú. Có thể nêu lên một số điển hình:
Gốm Phùng Nguyên (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây 5.000 đến 4.000 năm, tổ tiên ta
đã biết sử dụng bàn xoay thành thục, đã biết trang trí lên gốm bằng những nét khắc tinh xảo,
chủ yếu là hoa văn răng lược, khắc vạch, làn sóng, một số thiên về lối hình học (như gốm Gò
Bông). Đã biết dùng màu đất trắng và màu đá son tô thắm lên bề mặt hình khắc của gốm trước
khi nung; đã biết nung độ lửa già nhất của đất nung (như gốm Việt Tiến).
Gốm Đồng Đậu (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây khoảng 3.500 năm, hoa văn càng đa
dạng: xoắn ốc, răng cưa, đường chấm song song, hình trám in, v.v... Đặc biệt, còn tìm thấy
tượng bò tót, tượng chim, đầu gà...
Gốm Gò Mun (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây trên 3.000 năm, hoa văn hình học chiếm
ưu thế. Nhiều hoa văn rõ ràng bắt chước hoa văn trên đồ đồng (kể cả một số hoa văn thuộc
gốm Đồng Đậu).
Gốm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun không chỉ sớm phong phú về hoa văn, mà cũng phong
phú về hình dáng. Nhiều hình dáng cho đến sau này vẫn còn được bảo tồn trong các lò gốm
dân gian, như loại vò có miệng loe đứng, cổ cao, bụng nở (Đồng Đậu); loại vò cũng như nồi cỏ
miệng loe rộng, cổ ngắn, bụng nở (Đồng Đậu); loại vò, nồi, có miệng loe xiên, cổ thắt (Đồng
Xấu); bát, bình, cốc, ống nhổ chân thấp, chân cao (Phùng Nguyên), v.v... Ơở miền Nam, gốm
vùng châu thổ sông Cửu Long, quãng những thế kỷ đầu công nguyên, gốm Sa Huỳnh quãng thế
kỷ thứ 5, cũng có nhiều hoa văn làn sóng, hình học, nhiều hình dáng rất gần gũi với gốm cổ
vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Có hình dáng điển hình của gốm miền Nam như cái lu, cái
chĩnh vẫn bảo tồn cho đến nay ở nhiều cơ sở sản xuất gốm trong Nam. Riêng hình cái chĩnh
khá giống hình một số gốm Đông Sơn được phát hiện khá nhiều.
Người ta từng đặt câu hỏi: trong thời đại đồng thau phát triển rực rỡ, gốm đất nung sao vẫn còn
trang trí ngày một công phu và có xu hướng bắt chước đồ uống, nhất là về mặt hoa văn?
Điều có thể khẳng định được là:
Nghệ thuật dân gian tồn tại và phát triển từ trong cuộc sống của quần chúng, thường được thể
hiện rộng rãi nhất từ những chất liệu thông thường nhất, từ những đồ dùng thông thường nhất
(như đồ mây tre tiếp đến là đồ đất nung).
Nghệ thuật đất nung bắt chước nghệ thuật đồ đồng, không hề giảm mà còn làm sáng tỏ thêm
phong cách nghệ thuật đồ đồng cùng thời. Gốm bắt chước đồng càng làm càng sáng tỏ thêm
quá trình phân hóa giai cấp của xã hội đương thời.
Mối tương quan khá rõ nét giữa các nền nghệ thuật cổ xưa trên cùng một dải đất Việt Nam nói
riêng, trên khu vực Đông Nam Aá nói chung được phản ánh qua phong cách nghệ thuật đồ đồng
cũng như phong cách nghệ thuật đồ đất nung cùng thời.
2. Gốm hoa nâu và tiền thân của nó
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ 10, các nhà nghiên cứu trước đây mới chỉ nhắc đến gốm
Hán bản địa, tức là những loại gốm đất nung hoặc sành xốp có men hoặc không men, tìm thấy
trong các ngôi mộ người Hán chôn cất trên đất Việt Nam, phần lớn làm theo dạng gốm minh khí
của Trung Quốc đương thời. Nhưng bên cạnh loại gốm này, còn vô số loại đất nung, sành nâu,
sành trắng vẫn được tự sản tự tiêu trong các cộng đồng làng xã. Những loại gốm này vẫn tiếp
tục những truyền thống của gốm cổ xưa, nh ...