Danh mục

Giá trị văn chương của Bình ngô đại cáo

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.41 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bình Ngô đại cáo được viết để bố cáo việc hoàn tất một chiến công vệ quốc vĩ đại, bởi vậy đương nhiên phần lớn ngôn từ sẽ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đấu gian khổ và chiến thắng của quân dân ta và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hoàn toàn của quân Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị văn chương của Bình ngô đại cáo" Giá trị văn chương của Bình ngô đại cáo Bình Ngô đại cáo được viết để bố cáo việc hoàn tất một chiến công vệ quốc vĩ đại,bởi vậy đương nhiên phần lớn ngôn từ sẽ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đấugian khổ và chiến thắng của quân dân ta và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hoàn toàncủa quân Minh. Giá trị sử học của đoạn văn này rất nổi bật thể hiện ở sự ghi chép trungthực nhiều sự kiện lịch sử và khái quát sâu sắc nhiều chân lý lớn của thời đại. Bên cạnhđó nghệ thuật sáng tạo văn chương của tác giả cũng hết sức xuất sắc. Những chặngđường chính của quá trình chinh chiến hàng chục năm được kể lại tường tận mà khôngbề bộn vì bút pháp của tác giả rất linh hoạt: vừa kể lại những chiến thắng của quân ta,vừa đúc kết những nguyên lý quân sự và những chân lý nhân sinh; vừa tự sự về nhữngthất bại liên tiếp của quân giặc vừa kết hợp luận tội chúng, đặt chúng trong sự tươngphản với quân ta. Sự lúng túng, thất bại của quân xâm lược không chỉ thấy qua những sựkiện mà còn thể hiện bằng những bức biếm họa từ vua quan đến tướng sĩ phương Bắc. Cho đến gần đây quả là vẫn còn có vấn đề trong cách ứng xử với một câu văncủa Bình Ngô đại cáo, câu Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc tương âm hựunhi trí nhiên dã (Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được nhưvậy). Bản chữ Hán trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (in theo Hoàng Việt văntuyển của Bùi Huy Bích) có câu này, bản phiên âm Hán- Việt cũng có. Toàn tập sử dụnghai bản dịch, bản dịch thứ hai không dịch nghĩa câu này. Trước đây ba thập kỷ,cuốn Lịch sử Việt Nam tập I, do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn (Nxb.KHXH 1976) in gần như toàn bộ bản dịch Bình Ngô đại cáo (tr.258-261) chỉ lược bỏcâu trên, thay bằng dấu ba chấm (…). Một chuyên gia văn học ViệtNam trung đại coicâu văn này là “một tỳ vết nhỏ”(8). Những cách nhìn nhận như vậy cách đây hai, ba thậpkỷ có thể hiểu được nhưng ngày nay thiết tưởng cần thay đổi cho tương xứng với cácthành quả của khoa học xã hội và mặt bằng dân trí. Chúng ta cùng nhìn lại xem trongbản đại cáo, Nguyễn Trãi thể hiện lực lượng siêu hình như thế nào. Kết thúc bản cáotrạng quân xâm lược, tác giả viết: Thần nhân chi sở cộng phẫn, Thiên địa chi sở bất dung. (Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được). Khi nhìn lại khó khănchồng chất của buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cho rằng: Cái thiên dục khốn ngã, dĩgiáng quyết nhiệm/ Cố dư ích lệ chí, dĩ tế vu gian (Trời thử lòng giao cho mệnh lớn, Tagắng chí khắc phục gian nan). Ở đoạn miêu tả cảnh hai bên giao tranh đẫm máu, tác giảviết: Phong vân vị chi biến sắc/ Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang (Ghê gớm thay sắc phongvân phải đổi, Thảm đạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ). Còn câu văn bị đánh giá tiêucực, thậm chí bị lược bỏ là ở đoạn cuối, cắt nghĩa nguyên nhân của chiến công bình Ngôvĩ đại. Chúng ta đã thấy ở cảm nhận của Nguyễn Trãi thể hiện trong suốt bản đại cáo,lực lượng siêu hình luôn song hành, tương giao với con người. Ở thế kỷ XV mà khôngthụ cảm thế giới như vậy thì mới là lạ. Xoá bỏ hoặc đánh giá tiêu cực câu văn đó là chỉphủ nhận một khâu trong cả chuỗi mắt xích, hơn nữa theo chúng tôi, đây lại là trườnghợp dễ được người ngày nay cảm thông nhất. Suốt bản đại cáo Nguyễn Trãi đã trình bàymột cách hệ thống và biện chứng những yếu tố vật chất và tinh thần đưa đến toàn thắngcủa quân ta, thảm bại của kẻ thù, bởi vậy câu văn này không nhằm phủ nhận sự nỗ lựcchiến đấu hy sinh để chiến thắng của quân dân ta trong hàng chục năm trời, nó chủ yếubiểu lộ lòng tri ân tổ tiên, là một cách khẳng định chính nghĩa tất thắng (những điều đãtrở thành nội dung đạo lý Việt Nam). Ngày nay tất nhiên các văn bản quan phươngkhông còn viết như thế nhưng trong rất nhiều tình huống của đời sống, ngườiViệt Nam thuộc nhiều tầng lớp còn trữ tình theo cách đó. Câu văn làm cho tính chất biểucảm của văn bản thêm đậm đà, giá trị văn chương càng nổi bật. Đã có mấy cách giải thích về chữ Ngô trong Bình Ngô đại cáo, trong đó có ngườicho rằng Nguyễn Trãi sử dụng cách gọi của dân gian, “Nguyễn Trãi đã dùng một từ mànhân dân quen dùng”, “để chỉ quân Trung Quốc, người Trung Quốc xấu xa, tàn ác, vớihàm ý khinh bỉ, phê phán”(9). Cách hiểu này đầu tiên do một nhà nghiên cứu văn học dângian nêu lên trong dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980) và được một sốnhà nghiên cứu tán đồng. Bản thân chúng tôi cũng có lúc tin như thế nhưng về sau, khicó điều kiện đọc trước tác của Nguyễn Trãi nhiều hơn, kết hợp với ngẫm nghĩ thêm thấyrằng cách giải thích đó chưa hợp lý. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi gọi kẻ thùbằng hai cách, Ngô và Minh, mỗi cách dùng một lần, Ngôdùng ở nhan đề và Minh ởcâu Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân (Giặc Minh thừa dịp tàn hại dân ta-Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Sđd, tr.37). Chỉ căn cứ vào Bình Ngô đại cáo thì sự đốilập về sắc thái ý nghĩa của hai cách ...

Tài liệu được xem nhiều: