Danh mục

Giả trinh thám trong tự sự hậu hiện đại

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.18 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyện trinh thám đặt nền tảng trên “hành trình”, trên một tình huống một sự việc li kì, bí ẩn nào đó, thường liên quan đến một vụ án. Do vậy những yếu tố quan trọng của một truyện trinh thám sẽ là cốt truyện chứa đựng nhiều đột biến, cùng một nhân vật thám tử thông thái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giả trinh thám trong tự sự hậu hiện đại JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 39-45 GIẢ TRINH THÁM TRONG TỰ SỰ HẬU HIỆN ĐẠI Lê Huy Bắc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Đặt vấn đề Không tin vào những trạng thái “tĩnh”, bởi nó luôn có nguy cơ chứa đựng cácđại tự sự, các nhà hậu hiện đại thường đặt nhân vật của mình trên hành trình. Đốivới con người hậu hiện đại, mục đích của hành trình không bao giờ quan trọng bằngchính hành trình. Do vậy, hành trình là tiêu chí tối thượng trong hành động nhânvật. Nếu dừng lại, con người sẽ thỏa mãn và như thế ứng với mỗi chặng dừng trênhành trình, rất có thể một đại tự sự được thiết lập. Do vậy, “đi” đồng nghĩa với tạolập những tiểu tự sự trên đời. Truyện trinh thám đặt nền tảng trên “hành trình”, trên một tình huống mộtsự việc li kì, bí ẩn nào đó, thường liên quan đến một vụ án. Do vậy những yếu tốquan trọng của một truyện trinh thám sẽ là cốt truyện chứa đựng nhiều đột biến,cùng một nhân vật thám tử thông thái. Do vậy, khi các nhà hậu hiện đại sáng táctác phẩm theo kiểu giả trinh thám, thì thực chất họ “giả cốt truyện”, hoặc “giả nhânvật trinh thám”. Họ giữ nguyên mục đích truy tìm vốn là bản chất của truyện trinhthám, nhưng lại thay đổi mục đích truy tìm bằng cách đan cài vào đó nhiều chủ đề,nhiều tuyến cốt truyện. Mục đích là tái hiện sự hỗn độn của cuộc sống, sự mù mịtkhông có lối thoát khi thám tử tham gia vào cuộc truy tìm, và trong đa số trườnghợp, trinh thám hậu hiện đại đặt mục tiêu là trinh thám ngay chính cái tôi bản thểcon người.2. Nội dung nghiên cứu Chúng ta đã biết, với một cốt truyện trinh thám, trung tâm của nó bao giờcũng bao gồm một vụ án bí hiểm, có thể đó là một tội ác. Tuy nhiên, các nhà trinhthám không đặt nặng vấn đề tội ác mà chỉ lấy đó làm cớ để phát triển câu chuyệndựa trên “sự điều tra”. Quá trình điều tra này đưa người kể, người đọc xâm nhậpvào vùng bí ẩn của tội lỗi, giúp con người nhận ra được chân tướng sự vật, biết đượcai là kẻ có tội. Và ai là người đáng ngợi ca... Một cấu trúc trinh thám hoàn chỉnhvề mặt nhân vật sẽ bao gồm: nạn nhân – thám tử – tội phạm, đương nhiên cả thờigian và địa điểm cũng đóng vai trò quan trọng trong một câu chuyện trinh thám. 39 Lê Huy Bắc Các nhà hậu hiện đại ưa thích cấu trúc này, bởi sự tương đồng của quá trìnhđi tìm sự thật của truyện trinh thám cũng chính là quá trình xâm nhập cõi vô thứcđi tìm bản ngã của chính mình, thâm nhập vào bản chất ngôn ngữ của nhà văntrong tái tạo hiện thực. Những tác phẩm nổi tiếng thuộc khuynh hướng giả trinhthám thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến là Tên của đóa hồng (UmbertoEco), Thành phố thủy tinh (Paul Auster)... Ngay khi Tên của đóa hồng (Name of the rose) ra đời, tờ New York Times đãghi nhận tính chất trinh thám của thiên truyện: “Hãy tưởng tượng một lâu đài thờitrung cổ, với các viên quản hầm, làm vườn, dược thảo sư và các tu sinh trẻ. Lần lượtsáu tu sĩ bị ám sát bằng những cách hết sức kì quặc. Một học giả dòng Franciscođược phái đến để khám phá sự bí ẩn đó, nhưng rồi ông lại thấy mình vướng vàonhững điều bí ẩn còn đáng sợ hơn nữa... Và thế là bắt đầu cuộc truy tìm điều bímật và ý nghĩa thực sự của các từ ngữ, biểu tượng, ý tưởng, tất cả những dấu hiệucó thể nghĩ ra được mà thế giới hữu hình chứa đựng đằng sau bức màn bí mật đó”(SachHay.com). Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Umberto Eco ngay lập tức đã trở thành “mộtbiến cố văn học”, “một cú sốc của tiểu thuyết đương đại”. Ra đời năm 1980, Tên củađóa hồng là tác phẩm pha trộn nhiều thể loại. Trên nền của một câu chuyện trinhthám, cuốn tiểu thuyết kết hợp trong nó lí thuyết kí hiệu học, lí luận về văn bảnmở, những nghiên cứu thời Trung cổ cũng như những chú giải thánh kinh... Tóm lạiđó là văn bản mang trong mình sự thách thức lớn lao đối với tri thức và cảm xúccủa con người. Sử dụng hình thức truyện trinh thám đầy lôi cuốn, Umberto Eco đan cài vàoTên của đóa hồng những vấn đề lịch sử, tôn giáo của thời Trung cổ. Tác phẩm đặcbiệt hướng đến vấn đề bản thể con người, một vấn đề mà chủ nghĩa hậu hiện đạiquan tâm. Trong cuộc kiếm tìm và hoài nghi chân lí liên tục, cái đích cuối cùng củatác phẩm hướng đến là để trả lời câu hỏi thường trực trong truyện trinh thám: – Kẻthủ ác là ai? Nhưng câu trả lời thì chẳng dính dấp gì nhiều đến bản chất của thểloại truyện hư cấu này mà lại liên quan đến vấn đề triết học muôn thuở: – Chúngta chính là kẻ có tội. Nhan đề của tác phẩm là Tên của đóa hồng nhưng người đọc sẽ chẳng gặpbất kì một bông hồng nào trong tác phẩm. Tất cả chỉ mang nghĩa ẩn dụ. Chínhđiều này đã đưa Tên của đóa hồng vượt qua khuôn khổ của một cuốn tiểu thuyếttrinh thám, để hướng đến những ẩn dụ tuyệt vời về một hệ thống các kí hiệu vàbiểu tượng: từ các v ...

Tài liệu được xem nhiều: