Tài liệu Giải bài tập Axit nitric và muối nitrat SGK Hóa 11 gồm có 2 phần: tóm tắt lý thuyết kèm theo hướng dẫn giải bài tập trang 45 SGK Hóa 11 bao gồm có nội dung trọng tâm của bài học sẽ giúp các em củng cố lại kiến thức một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, tài liệu còn hướng dẫn chi tiết cách giải bài tập trong SGK. Mời các em cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải bài tập Axit nitric và muối nitrat SGK Hóa 11Dưới đây là phần hướng dẫn giải bài tập được trích ra từ tài liệu Giải bài tập Axit nitric và muối nitrat SGK Hóa 11, mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tậpGiải bài tập Amoniac và muối amoni SGK Hóa 11A. Lý thuyết cần nhớ về Axit nitric và muối nitrat1. Trong hợp chất HNO3, nguyên tố nitơ có số oxi hóa cao nhất là +52. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Axit HNO3tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.3. – Axit HNO3là một trong các axit mạnh: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với bazơ và oxit bazơ, tác dụng với muối của axit yếu.– Axit HNO3là chất oxi hóa mạnh: phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Pt và Au, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Sản phẩm khử sinh ra tùy thuộc nồng độ axit, tính khử của kim loại và nhiệt độ phản ứng.4. Trong phòng thí nghiệm axit HNO3được điều chế bằng cách cho NaNO3hoặc KNO3tác dụng với axit H2SO4đăc, nóng:2NaNO3(tt) + H2SO4(đ) →t0Na2SO4+ 2HNO3Trong công nghiệp được sản xuất theo sơ đồ sau:5. Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh. Các muối nitrat kém bền với nhiệt, chúng bị phân hủy khi đun nóng: muối nitrat của các kim loại hoạt động mạnh (kali, natri,…) bị phân hủy thành muối nitrit và oxi; muối nitrat của magie, kẽm, sắt, chì, đồng,… bị phân hủy thành oxit kim loại tương ứng, NO2và O2; muối nitrat của bạc, vàng, thủy ngân,… bị phân hủy thành kim loại tương ứng, khí NO2và O2.6. Giải được bài tập về HNO3và NO3–.B. Giải bài tập SGK Hóa lớp 11 trang 45Bài 1. Axit nitric và muối nitrat(SGK trang 45 Hóa lớp 11)Viết công thức electron, công thức cấu tạo của axit nitric. Cho biết nguyên tố nitơ có hóa trị và số oxi hóa bao nhiêu ?Hướng dẫn giải bài 1:Trong HNO3, nitơ có số oxi hóa +5 và hóa trị là 4________________________________________Bài 2. Axit nitric và muối nitrat(SGK trang 45 Hóa lớp 11)Lập các phương trình hóa học:a) Ag + HNO3(đặc) → NO2+ ? + ?b) Ag + HNO3(loãng) → NO + ? + ?c) Al + HNO3→ N2O + ? + ?d) Zn + HNO3→ NH4NO3+ ? + ?e) FeO + HNO3→ NO + Fe(NO3)3+ ?g) Fe3O4+ HNO3→ NO + Fe(NO3)3+ ?Hướng dẫn giải bài 2:Trước hết, căn cứ vào tính chất, điền công thức các chất còn thiếu ở chỗ có dấu (?). Sau đó, cân bằng pthh theo phương pháp thăng bằng electron, ta được kết quả sau:a) Ag + 2HNO3(đặc) → NO2+ AgNO3+ H2Ob) 3Ag + 4HNO3(loãng) → NO + 3AgNO3+ 2H2Oc) 8Al + 30HNO3→ 3N2O + 8Al(NO3)3+ 15H2Od) 4Zn + 10HNO3→ NH4NO3+ 4Zn(NO3)2+ 3H2Oe) 3FeO + 10HNO3→ NO + 3Fe(NO3)3+ 5H2Og) 3Fe3O4+ 28HNO3→ NO + 9Fe(NO3)3+ 14H2OBài 3. Axit nitric và muối nitrat(SGK trang 45 Hóa lớp 11)Hãy chỉ ra những tính chất hóa học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hóa học để minh họa.Hướng dẫn giải bài 3:Axit nitric và axit sunfuric đặc đều có tính oxi hóa mạnh.Ví dụ: 3FeO +10HNO3—> 3Fe(NO3)3+ NO ↓+ 5H2O2FeO + 4H2SO4—> Fe2SO4)3+ SO2+ 4H2OTuy nhiên nếu như HNO3loãng vẫn có tính oxi hóa thì H2SO4 loãng lại không có tính oxi hóa. Ví dụ3Fe3O4+ 28HNO3l -> 9Fe(NO3)3+ NO↓+ 14H2O Fe3O4+ 4H2SO4l —> FeSO4+ Fe2(S04)3+ 4H2OĐể tải tài liệu Giải bài tập Axit nitric và muối nitrat SGK Hóa 11về máy tham khảo, các em em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.VN. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theoGiải bài tập Photpho SGK Hóa 11