Danh mục

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 599.33 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên số liệu khảo sát mức sống dân cư Tổng cục Thống kê, bài viết xem xét phân tầng xã hội ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 1998-2018 theo hai hướng. Một, đánh giá sự tiến hóa của tháp phân tầng xã hội theo thu nhập, tức biến đổi trong phân bố tỷ lệ của sáu giai cấp xã hội dựa theo thu nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 GIAI CẤP XÃ HỘI DỰA THEO THU NHẬP Ở BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG, 1998-2018 Bùi Thế Cường(1), Trương Sĩ Ánh(2) (1) Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; (2) Kantar Group Ngày nhận bài 15/08/2020; Ngày gửi phản biện 20/08/2020; Chấp nhận đăng 30/1/2021 Liên hệ email: cuongbuithe1603@gmail.com; anh.truong@kantar.com https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2021.01.155Tóm tắt Dựa trên số liệu khảo sát mức sống dân cư Tổng cục Thống kê, bài viết xem xétphân tầng xã hội ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 1998-2018 theo haihướng. Một, đánh giá sự tiến hóa của tháp phân tầng xã hội theo thu nhập, tức biến đổitrong phân bố tỷ lệ của sáu giai cấp xã hội dựa theo thu nhập. Hướng thứ nhất chỉ ra xuhướng biến đổi tích cực, cơ cấu tháp phân tầng biến đổi theo hướng đáng mong muốn.Hai, đánh giá mức bất bình đẳng thu nhập giữa sáu giai cấp thông qua hệ số chênhlệch so sánh với giai cấp có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Hướng thứ haichỉ ra xu hướng tiêu cực, mức chênh lệch thu nhập giữa các giai cấp là cao và có xuhướng tăng mạnh, nhất là ở giai cấp trên và giai cấp trung lưu trên.Từ khóa: phân tầng xã hội, giai cấp xã hội dựa theo thu nhập, Bắc Trung Bộ và duyênhải miền Trung, khảo sát mức sống dân cưAbstract INCOME-BASED SOCIAL CLASSES IN THE NORTH CENTRAL AND CENTRAL COASTAL AREAS OF VIET NAM, 1998-2018 Using the data sets conducted by the Vietnam National Statistical Office, thepaper analyzes the social stratification in the North Central and Central Coastal Areasof Vietnam during the period 1998-2018 in two directions. Firstly, the evolution ofsocial stratification pyramid is examined, and secondly, the inequality between income-based social classes is accounted. Accordingly, the figure of social stratification byincome changed positively in the surveyed period. However, the income inequality wasvery high and remarkedly increasing.1. Đặt vấn đề Trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa khởi động ở miền Bắc sau 1954 và trêncả nước sau 1975, các nhà hoạch định chính sách luôn quan tâm đến mục tiêu thiết lậpbình đẳng xã hội theo giai cấp, giới và tộc người. Trên thực tế, bình đẳng xã hội đã có 3 http://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2021.01.155những kết quả rõ rệt. Với chính sách Đổi mới năm 1986 áp dụng kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đã diễn ra những khác biệt kinh tế - xã hội ngày càng rõ nétgiữa các nhóm xã hội, gây lo ngại trong giới hoạch định chính sách, học giả và côngluận. Trong 35 năm qua kể từ sau Đổi mới, khác biệt xã hội giữa các giai cấp và tầnglớp xã hội luôn là chủ đề thời sự trong nghiên cứu xã hội và phân tích chính sách. Trong bài viết “Giai tầng xã hội dựa trên thu nhập ở Việt Nam, 1998-2018”, Bùi ThếCường và Trương Sĩ Ánh (2020) đề xuất một khung phân loại sáu giai cấp xã hội theo thunhập, dùng nó xử lý bộ số liệu VHLSS năm 1998, 2008 và 2018 của Tổng cục Thống kê,để mô tả động năng cơ cấu giai cấp xã hội ở Việt Nam thập niên 2000-2010. Trong bài viếtnày, chúng tôi tiếp tục mạch nghiên cứu trên, sử dụng khung phân loại đã đề xuất để xemxét cơ cấu giai cấp xã hội dựa trên thu nhập ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miềnTrung. Đây là một sản phẩm của Đề tài “Cơ cấu giai tầng xã hội vùng Đông Nam Bộ giaiđoạn 2010-2020” do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt và tài trợ. Bài viếtgồm bốn phần: Sau mở đầu; phần hai đề cập phương pháp, nguồn số liệu và bối cảnh vùngkinh tế-xã hội; phần ba trình bày kết quả phân tích; phần cuối tóm tắt kết quả chính.2. Phương pháp, nguồn số liệu và bối cảnh vùng kinh tế-xã hội Bài viết này nằm trong một nhóm các bài viết nhằm mục đích chung là phân tíchcác giai cấp xã hội dựa theo thu nhập với các bộ số liệu VHLSS của Tổng cục Thống kêtrong giai đoạn 1998-2008 trên cả nước và ở các vùng kinh tế-xã hội khác nhau. Nhữngvấn đề chính liên quan đến khái niệm và khung phân tích đã được đề cập trong bài “Giaitầng xã hội dựa trên thu nhập ở Việt Nam, 1998-2018” (Bùi Thế Cường & Trương SĩÁnh, 2020). Trong bài viết, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ “giai cấp xã hội dựa theothu nhập” như một khái niệm làm việc để phân tích thống kê. Đây là một khung phântích phổ biến trên thế giới. Chẳng hạn, Tan Ern Ser (2004, 2015) đã tiến hành hai khảosát phân tầng xã hội ở Singapore. Dựa trên phân loại 14 phạm trù thu nhập của CụcThống kê Singapore, Tan (2015) đưa ra khung phân loại sáu giai cấp xã hội dựa trêntiêu chí thu nhập. Ở Việt Nam, lối phân loại dựa trên mức sống (thu nhập hoặc chi tiêu) rất phổ biếntừ thập niên 1980 đến nay trong các cơ quan thống kê chính thức, các tổ chức quốc tế đaphương như Ngân hàng Thế giới, và trong giới học thuật (Bùi Thế Cường, 2019; BùiThế Cường & Trương Sĩ Ánh, 2020). Đầu thập niên 1990, Ngân hàng Thế giới (1995)du nhập vào Việt Nam lối phân tích phân tầng xã hội theo thu nhập dựa trên việc phânchia các hộ gia đình thành năm nhóm ngũ vị phân theo thu nhập hay chi tiêu [quintile].Gần đây, Ngân hàng Thế giới sử dụng khung phân loại bốn hoặc năm giai cấp dựa trênthu nhập. Khung bốn giai cấp theo thu nhập/chi tiêu được Ngân hàng Thế giới đề cậptrong Việt Nam 2035 Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, và dân chủ (Ngânhàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam, 2016). Đó là: Trung lưu thế giới[global middle class]); người tiêu dùng mới nổi [emerging consumer]; người cận nghèo 4Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021[near poor]; và người nghèo thế giới [global poor]. Khung “năm gi ...

Tài liệu được xem nhiều: