Danh mục

Giai đoạn hội nhập mới và điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 530.57 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính sách thuế của Việt Nam thời gian qua đã có những điều chỉnh thích hợp, vừa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, tuy nhiên cũng còn có những hạn chế nhất định, cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng với giai đoạn hội nhập mới trong giai đoạn tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giai đoạn hội nhập mới và điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP MỚI VÀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài1 Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế của các quốc gia, như phải giảm thuế nhập khẩu theo cam kết, phải điều chỉnh các sắc thuế nội địa để tăng thu nhằm bù đắp số thuế nhập khẩu giảm do thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chính sách thuế cần điều chỉnh để đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế về thuế, phải có các quy định nhằm phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Việt Nam đã có những bước tiến rất dài trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thuế của Việt Nam thời gian qua đã có những điều chỉnh thích hợp, vừa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế, tuy nhiên cũng còn có những hạn chế nhất định, cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng với giai đoạn hội nhập mới trong giai đoạn tới. 1. Vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế trong hội nhập - Quá trình hội nhập sâu rộng đã buộc các nước phải hạ thấp thuế suất thuế nhập khẩu từ đó thuế nhập khẩu giảm dần, số thu cho ngân sách nhà nước xét về mặt ngắn hạn có nguy cơ bị sụt giảm, bên cạnh mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước cũng bị ảnh hưởng. Trong điều kiện thu thuế nhập khẩu bị giảm do quá trình hội nhập gây ra thì vấn đề đặt ra là cần điều chỉnh các sắc thuế nội địa để bù lại số thuế thiếu hụt, góp phần đảm bảo thu Ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần ổn định vĩ mô. - Hội nhập càng sâu rộng, vấn đề cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt hơn, các nước dù muốn hay không đều phải điều chỉnh chính sách thuế của mình cho phù hợp. Hiện nay, thay vì một hệ thống thuế độc lập mang tính đặc trưng của mỗi quốc gia, các nước đều phải đảm bảo hệ thống thuế của mình mang tính thông lệ và cạnh tranh quốc tế, sao cho chính sách thuế vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho một nước dễ dàng gia nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. - Với tư cách là công cụ tài chính, vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế là thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy thương mại tự do. Thông qua việc 1 Học viện Tài chính. Email: hoaiaf@gmail.com 503 không thu thuế đối với đại bộ phận hàng hoá xuất khẩu, áp dụng các ưu đãi thuế đối với hoạt động xuất khẩu góp phần khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Khuyến khích hoạt động nhập khẩu được thực hiện bằng việc giảm thuế nhập khẩu cùng với xoá bỏ dần các biện pháp phi thuế quan như giấy phép, hạn ngạch,... - Trong điều kiện tự do hoá nền kinh tế, các quốc gia luôn quan tâm đến nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế là phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bằng việc áp dụng các ưu đãi thuế với một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, một số ngành công nghiệp non trẻ có thể đem lại hiệu quả kinh tế quy mô lớn trong tương lai, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế - một yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình hội nhập. Đối với thuế điều quan trọng là cần xác định một mức động viên hợp lý để khuyến khích các cơ sở tăng tích tụ vốn, mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm tài sản mới nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, từ đó năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được cải thiện dẫn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng cao. - Để phòng chống các rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, điều quan trọng là nền kinh tế các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, phải có cơ cấu kinh tế hợp lý. Thuế có tác dụng thúc đẩy quá trình tích luỹ vốn, tạo tiền đề quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Qua việc thu thuế hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đầu tư vào các công trình lớn có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Vấn đề đặt ra đối với thuế là phải góp phần tạo cơ cấu kinh tế hợp lý. Đối với các ngành, lĩnh vực có ít vốn đầu tư đổ vào, mà sự tồn tại và phát triển của nó có ảnh hưởng đến việc tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, nhà nước thực hiện các ưu đãi thuế như thuế suất thấp, miễn giảm thuế tạo điều kiện cho ngành đó, lĩnh vực đó phát triển, từ đó cơ cấu nền kinh tế sẽ hợp lý hơn. Ngược lại đối với các ngành phát triển quá nóng, nếu không có biện pháp hạn chế sẽ làm mất cân đối nền kinh tế, bằng biện pháp tăng thuế suất, lợi nhuận của các nhà sản xuất trong ngành đó giảm, dẫn đến thu hẹp đầu tư vào ngành đó, tái phân bổ nguồn lực sang các ngành khác có lợi hơn xét trên các phương diện cả về kinh tế chính trị và xã hội. - Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, các yếu tố sản xuất như vốn và lao động được luân chuyển một cách dễ dàng giữa các quốc gia, các tổ chức, cá nhân có nhiều khoản thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều nước khác nhau, các nhà kinh doanh có thể tự do thiết lập các cơ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, các cá nhân - những người lao động lành nghề dễ dàng thay đổi tình trạng cư trú của mình đã làm phát sinh nhiều vấn đề như chuyển giá, phân tán lợi nhuận. Vấn đề đặt ra đối với 504 việc sử dụng công cụ thuế phải vừa thúc đẩy vừa góp phần kiểm soát quá trình lưu chuyển vốn và lao động giữa các nước. Thông qua việc xây dựng hệ thống chính sách thuế theo hướng đề ra các ưu đãi thuế nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư, đưa ra những quy định phòng chống hiện tượng chuyển giá, phân tán lợi nhuận, áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp, để vừa đảm bảo số thu cho nhà nước, bên cạnh góp phần kiểm soát được sự di chuyển của các luồng vốn và lao động, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đi kèm với sự mở rộng đầu tư trực tiếp là sự bùng nổ đầu tư gián tiếp, đang đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: