Danh mục

GIẢI NOBEL VẬT LÝ 2005

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.74 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải Nobel Vật lý năm 2005 được trao cho công dân Mỹ Roy J. Glauber tại Đại học Harvard (Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ) “do đóng góp của ông cho lý thuyết lượng tử của sự kết hợp quang”, công dân Mỹ John L. Hall tại Viện Liên hợp thí nghiệm Vật lý thiên văn (JILA), Đại học Colorado và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST)(Boulder, bang Colorado, Mỹ) và công dân Đức Theodor W. Hansch tại Viện Quang lượng tử Max Planck (Garching, Đức) và Đại học Ludwid-Maximilians (LMU)(Munich, Đức) “do đóng góp của họ (Hall và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIẢI NOBEL VẬT LÝ 2005 GIẢI NOBEL VẬT LÝ 2005 Giải Nobel Vật lý năm 2005 được trao cho công dân Mỹ Roy J. Glauber tại Đại học Harvard (Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ) “do đóng góp của ông cho lý thuyết lượng tử của sự kết hợp quang”, công dân Mỹ John L. Hall tại Viện Liên hợp thí nghiệm Vật lý thiên văn (JILA), Đại học Colorado và Viện Tiêu chuẩn vàCông nghệ Quốc gia (NIST)(Boulder, bang Colorado, Mỹ) và công dân Đức Theodor W. Hansch tại Viện Quang lượng tử Max Planck (Garching, Đức) và Đại học Ludwid-Maximilians (LMU)(Munich, Đức) “do đóng góp của họ (Hall và Hansch) cho sự phát triển nghiên cứu phổ chính xác trên cơ sở laze trong đó có kỹ thuật lược tần số quang (optical frequency comb technique)”. Giải Nobel Vật lý năm 2005 được trao cho ba nhà khoa học trong lĩnh vựcquang học. Giải được trao cho công trình mô tả rõ nét ánh sáng laze và ứng dụngcủa nó vào những phép đo chính xác. Roy Glauber được trao tặng một nửa Giảithưởng do mô tả lý thuyết của ông về dáng điệu của các hạt ánh sáng. Ông đã thiếtlập cơ sở của Quang lượng tử trong đó lý tbuyết lượng tử bao hàm trường củaquang học. Ông có thể giải thích những khác biệt cơ bản giữa các nguồn nóng củaánh sáng chẳng hạn như các bóng đèn phát sáng với sự trộn của các tần số và phavà các laze mà chúng tạo ra một tần số và pha riêng. John Hall và Theodor Hanschđược trao tặng một nửa Giải thưởng do sự phát triển của họ về nghiên cứu phổchính xác trên cơ sở laze nghĩa là xác định màu sắc ánh sáng của các nguyên tử vàphân tử với độ chính xác cực kỳ cao. Những đóng góp của hai ông tạo ra khả năngđo được các tần số với độ chính xác tới 15 con số sau dấu phẩy. Bây giờ người ta cóthể tạo ra các laze với các màu sắc cực kỳ rõ nét và hiểu rõ bản chất của ánh sángvới tất cả các màu sắc nhờ kỹ thuật lược tần số. Kỹ thuật này tạo ra khả năng tiếnhành các nghiên cứu chẳng hạn như sự ổn định của các hằng số của tự nhiên quathời gian, phát triển các đồng hồ siêu chính xác và cải thiện hệ thống thông tin vàliên lạc toàn cầu. R.J.Glauber sinh năm 1921 tại New York (Mỹ), bảo vệ luận án tiến sĩ Vật lýnăm 1949 tại Đại học Harvard và hiện nay là giáo sư Vật lý Mallinckrodt tại Đại họcHarvard. Nghiên cứu gần đây của ông liên quan đến một số vấn đề trong quanglượng tử như các tương tác điện động lực lượng tử của ánh sáng và vật chất. Ôngcòn tiếp tục nghiên cứu một số đề tài trong lý thuyết va chạm năng lượng caotrong đó có phân tích các va chạm và tương quan thống kê của các hạt sinh ratrong các phản ứng năng lượng cao. Các chủ đề riêng trong nghiên cứu hiện naycủa ông bao gồm dáng điệu cơ học lượng tử của các gói ion bị bẫy; tương tác củaánh sáng với các ion bị bẫy; các phương pháp đại số liên quan đến thống kêfecmion; các tương quan kết hợp của các nguyên tử bozon gần sự ngưng kết Bose-Einstein,… Ông bát đầu nghiên cứu về quang lượng tử từ năm 1955. J.L.Hall sinh năm 1934 tại Denver (Mỹ), bảo vệ luận án tiến sĩ Vật lý tại ViệnCông nghệ Carnegie ở Pittsburgh năm 1961 và hiện nay là nhà khoa học cao cấp tạiNIST và thành viên của JILA thuộc Đại học Colorado ở Boulder. Ông tốt nghiệp đạihọc năm 1956, bảo vệ luận án thạc sĩ năm 1958 và bảo vệ luận án tién sĩ năm 1961đều từ Viện Công nghệ Carnegie. Hall thực tập sau tiến sĩ (1961-1962) và là nhàvật lý(1962-1971) đều tại Cục Tiêu chuẩn Quốc gia. Từ năm 1964 đến nay, ông làcộng tác viên của Viện Liên hợp thí nghiệm vật lý thiên văn (JILA). Từ năm 1967đến nay, ông là giảng viên tại khoa Vật lý của Đại học Colorado. Từ năm 1971 đếnnay, ông là nhà khoa học cao cáp Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST).Ngoài Giải Nobel Vật lý năm 2005, ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng vàdanh hiệu khác như Huy chương Vàng của Bộ Thương mại (1969, 1974, 2002),Giải thưởng Samuel W. Stratton (1971), Giải thưởng E.U.Condon (1979), Giảithưởng C.H.Townes (1984) của Hội Quang học Mỹ, Giải thưởng Davisson-Germer(1988) của Hội Vật lý Mỹ, Tiến sĩ danh dự (198) của Đại học Paris Nord, Huychương Frederic Ives (1991) của Hội Quang học Mỹ, Giải thưởng Arthur V.Shawlow (1993) của Hội Vật lý Mỹ, Giải thưởng Khoa học đo lường Allen V. Astin(2000), Giải thưởng Max Born (2002) của Hội Quang học Mỹ, Giải thưởng Nhànước (2002) từ Bộ Nội vụ, Bắc đẩu bội tinh (2004) và Giải thưởng I.I.Rabi (2004)của Hội IEEE. Bộ ổn định laze và mét theo bước sóng laze của ông được lựa chọn làmột trong “100 sản phẩm tốt nhất của năm” (1975, 1977). Hall là hội viên Hội Vậtlý Mỹ và Hội Quang học Mỹ, thành viên Ủy ban VII của Hiệp hội Quốc tế về khoahọc vô tuyến, đại biểu Hội đồng tư vấn về định nghĩa của mét tại Sevres (Pháp) từnăm 1970 đến nay, thành viên Hội đồng kiểm tra đánh giá của Cơ quan nghiên cứuquân đội (1976-1979), thành viên Hội đồng nghiên cứu Quốc gia về các hằng số cơbản (1976-1979), thành viên Hội đồng chương trình cho Hội nghị Quốc tế về điệntử lượng tử (1978,1996) và Hội nghị CLEO/QELS (1996). Hall là viện sĩ Viện Hànlâm Khoa học từ năm 1984 đến nay. Những nghiên cứu hiện nay thuộc lĩnh vực vậtlý nguyên tử và phân tử và phép đo chính xác và bao gồm sự ổn định laze và các kỹthuật quét chính xác khi sử dụng phép đo giao thoa và các kỹ thuật heterođyn, sựổn định biên độ gần mức “nhiễu đạn photon (photon shot noise)” với các phươngpháp điện quang cổ điển và các chùm “nén *(squeezed)” của mức dưới nhiễu đạn(sub-shot-noise) hay của các photon có tương quan sinh ra trong các tương tác phituyến. Ông quan tâm đến các phương pháp sóng liên tục ứng dụng cho các antensóng hấp dẫn và phép đo khúc xạ kép của chân không bị cảm ứng từ. Các đồng hồnguyên tử quang trên cơ sở “vòi phun nguyên tử (atomic fountain)” stronti sẽ chophép xác định với độ phân giải rất cao đối với các bề rộng vạch < 10 Hz. Một sự bốtrí dò biến điệu mới cho phép nghiên cứu phổ phi tuyến mà nó cho độ nhạy cực kỳcao (sự hấp thụ < 10-12) khi sử dụng các chuyển tiếp quá âm (overtone) phân tửtrong vùng gần hồng ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: