Danh mục

Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.18 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa họcNguyễn Văn Tuấn Giải Nobel y sinh học 2008 được trao cho 3 nhà khoa học Âu châu: Harald zur Hausen (Đức), Françoise Barré-Sinoussi, và Luc Montagnier (Pháp). Giáo sư Hausen, 72 tuổi, thuộc Đại học Düsseldorf, được trao giải vì có công khám phá vi khuẩn gây ung thư cổ tử cung. Giáo sư Barré-Sinoussi, 61 tuổi, và Montagnier, 76 tuổi, thuộc Viện Pasteur và Đại học Paris có công khám phá HIV, được xem là một virút gây bệnh AIDS. Giải thưởng xứng đáng Ung thư cổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa học Giải Nobel Y sinh học 2008 và những tranh chấp khoa học Nguyễn Văn Tuấn Giải Nobel y sinh học 2008 đ ược trao cho 3 nhà khoa học Âu châu: Haraldzur Hausen (Đức), Françoise Barré-Sinoussi, và Luc Montagnier (Pháp). Giáo sưHausen, 72 tuổi, thuộc Đại học Düsseldorf, được trao giải vì có công khám phá vikhuẩn gây ung thư cổ tử cung. Giáo sư Barré-Sinoussi, 61 tuổi, và Montagnier, 76tuổi, thuộc Viện Pasteur và Đại học Paris có công khám phá HIV, được xem làmột virút gây bệnh AIDS.Giải thưởng xứng đáng Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư hàng đầu ở nước ta.Theo thống kê (có lẽ chưa đầy đủ), tỉ lệ phát sinh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ ViệtNam, nhất là ở các tỉnh phía Nam, còn cao hơn cả ung thư vú. Trong cộng đồngngười Việt ở nước ngoài, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam cao hơn tất cảcác sắc dân Á châu khác như Phi, Thái Lan, Trung Quốc, và người Mĩ da trắng.AIDS là một vấn nạn y tế cộng đồng mang tính toàn cầu. Tính từ lúc bệnh đượcphát hiện vào năm 1981 đến nay đã có 25 triệu người trên thế giới chết, và 33 triệungười bị nhiễm HIV. Giải thưởng Nobel năm nay lần đầu tiên ghi nhận các côngtrình nghiên cứu về ung thư cổ tử cung và AIDS. Cũng cần nói thêm là năm 2005, hai nhà khoa học Úc (Barry Marshall vàRobin Warren) được trao giải thưởng cao quí này do công trình nghiên cứu liênquan đến H. pylori. Thế là trong vòng vài năm trở lại đây, các công trình nghiêncứu miễn dịch và virút được công nhận hơn là những công trình “thời thượng” nhưsinh học phân tử và di truyền học. Giải thưởng Nobel được thiết lập theo di chúc của ông Alfred Nobel, trongđó ông viết rằng giải thưởng nên trao cho “những ai đã đem lại lợi ích lớn nhất chocon người.” Trong những năm mà nghiên cứu về di truyền và sinh học phân tử cònlà “thời thượng”, có nhiều nhà nghiên cứu được trao giải Nobel. Điều này dẫn đếnnghi ngờ của giới y khoa là giải thưởng này không còn tuân theo hay phù hợp vớiước nguyện của ông Nobel nữa, bởi vì nhiều công trình được giải chẳng có giúpích gì cho bệnh nhân (chứ chưa nói đến “lợi ích lớn nhất”). Nhưng vài năm gần đây, giải thưởng có vẻ được quay về thời của miễn dịchhọc. Thật vậy, đến nay thì ai cũng có thể thấy các bệnh truyền nhiễm vẫn cònhoành hành thế giới. Ở nước ta, bệnh truyền nhiễm vẫn là một trong nhữngnguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho dân số. Bệnh AIDS tuy chưa giết chếtnhiều người ở nước ta, nhưng ở các nước Phi châu thì số người tử vong rất đáng longại. Tuy nhiên, bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ người Việt tương đối nhiều(cao nhất so với các sắc dân khác). Do đó, trao giải thưởng cao quí này cho haicông trình về HPV và HIV theo tôi là rất xứng đáng và có ý nghĩa.Tranh chấp khoa học đằng sau giải thưởng Lịch sử bệnh AIDS cho đến nay ghi nhận Giáo sư Luc Montagnier (Pháp)và Robert Gallo (Mĩ) là hai nhà đồng khám phá (co-discoverers) virút gây bệnhAIDS (sẽ viết tắt là HIV). Nhưng tại sao giải thưởng năm nay chỉ trao cho 2 nhàkhoa học Pháp mà không cho đến nhà khoa học người Mĩ? Có thể suy luận rằngvì theo qui định, giải thưởng Nobel y sinh học chỉ trao cho 3 người là tối đa, nênGallo không may “lọt sổ”. Nhưng câu chuyện đằng sau quyết định của Ủy banNobel còn có thể cung cấp cho chúng ta một số bài học về đạo đức nghiên cứukhoa học. Như đề cập trên, AIDS được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981 (thờiđiểm này có thể tranh cãi, nhưng tạm xem đó là cái mốc thời gian), nhưng khôngai biết được nguyên nhân của bệnh là gì. Trong thời gian đó, Gallo và Montagniertừng hợp tác trong nghiên cứu để truy tìm vi khuẩn gây bệnh AIDS. Vào khoảngđầu năm 1983, Tiến sĩ Francoise Barré-Sinoussi (lúc đó là cộng sự làm dưới sựlãnh đạo của Montagnier) phát hiện một virút từ mô của một bệnh nhân có triệuchứng AIDS. Bà tin rằng chính virút này là nguyên nhân gây bệnh AIDS. Bà viếtbáo cáo khoa học và đặt tên cho virút là LAV. Nhưng để cho chắc ăn, Montagnier và Barré-Sinoussi quyết định gửi mẫumáu và tế bào bị làm cho nhiễm LAV đến phòng thí nghiệm của Gallo. Lúc đóGallo đã là một nhà khoa học thành danh, là người có công khám phá virút HTLV-I và HTLV-II là những nguyên nhân gây ung thư bạch cầu. Cùng lúc đó, bài báocủa Barré-Sinoussi và Montagnier đến tay Gallo bình duyệt (phản biện). Gallo đềnghị Barré-Sinoussi và Montagnier nên đặt tên virút mà họ khám phá là HTLV-III. Tuy nhiên, trong khi bài báo của Barré-Sinoussi và Montagnier vẫn còntrong tình trạng bình duyệt, một cộng sự trong nhóm của Barré-Sinoussi vàMontagnier hỏi Mikulas Popovic (lúc đó là trưởng nhóm nghiên cứu virút họctrong labo của Gallo) rằng phân tích kết quả mẫu máu mà họ gửi đến đâu.Popovic trả lời rằng không biết, và còn nói thêm rằng chỉ có Gallo mới có quyềntrả lời. Đột nhiên Gallo tuyên bố rằng ông đã khám phá ra virút gây bệnh AIDSvà đặt tên là HTLV-III ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: