Danh mục

Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.33 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn lại tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cho thấy bước đầu đã mang lại một số kết quả tích cực nhưng thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết. Mời các bạn cùng tìm hiểu những giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới qua bài viết sau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mớiTÀI CHÍNH - Tháng 4/2016GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÁI CƠ CẤUDOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN MỚITS. NGUYỄN THỊ HÀ - Học viện Tài chínhĐổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh thực hiện từ nhiều năm nay.Nhìn lại tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cho thấy bước đầu đã mang lại một số kếtquả tích cực nhưng thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết.Những chuyển biến tích cựcThực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhànước (DNNN) theo tinh thần Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn2011-2015 đã mang lại chuyển biến tích cực trênnhiều phương diện.Trong thời gian qua, hành lang pháp lý chohoạt động của DN nói chung và DNNN nói riêngđã cơ bản được hoàn thiện, điển hình như: LuậtQuản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sảnxuất, kinh doanh tại DN và Luật DN năm 2014.Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành hàng loạtnghị định nhằm nâng cao vai trò quản lý, giámsát tài chính tại DN. Cụ thể, Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành Quy chếgiám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt độngvà công khai thông tin tài chính đối với DN do nhànước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước; Nghịđịnh số 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 về giám sátđầu tư vốn nhà nước vào DN, giám sát tài chính,đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thôngtin tài chính của DNNN và DN có vốn nhà nước;Nghị định số 71/2013/ NĐ-CP ngày 11/7/2013 vềđầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chínhđối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điềulệ; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sửdụng vốn, tài sản tại DN. Đồng thời, Thủ tướngChính phủ cũng đã ban hành Quyết định số51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 về thoái vốn, báncổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thịtrường chứng khoán của DNNN; Quyết định số41/2015/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về bán cổ phầntheo lô… nhằm đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhànước tại DN. Cùng với đó là các chính sách nhằmđẩy mạnh cổ phần hóa (CPH) DNNN như: Nghịđịnh số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị địnhsố 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013; Nghị định số118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 (sắp xếp, đổi mớivà nâng cao hiệu quả các công ty nông, lâm nghiệpquốc doanh); Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày11/11/2015 (ban hành theo Nghị quyết số 40/NQ-CPngày 01/6/2015 của Chính phủ với 9 nội dung theophụ lục kèm theo); Quyết định số 22/2015/QĐ-TTgngày 22/6/2015 CPH các đơn vị sự nghiệp…Với việc ban hành hàng loạt chính sách trên đãtạo ra động lực giúp quá trình tái cơ cấu DNNNbước đầu mang lại những kết quả quan trọng.Theo số liệu báo cáo Bộ Tài chính, trong giai đoạntừ 2011-2015, đã sắp xếp được 565 DN, trong đóCPH được 485 DN, đạt 93% kế hoạch và sắp xếptheo các hình thức khác 80 DN; Các đơn vị đã thoáiđược 11.036 tỷ đồng, thu về 10.742 tỷ đồng.Đặc biệt, kết quả hoạt động của các DN sau khiCPH đã được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn2011 – 2015, số lượng DNNN niêm yết sau CPHliên tục gia tăng, trong đó, tổng tài sản tăng bìnhquân 12%/năm, tổng vốn chủ sở hữu tăng bìnhquân 16%/năm, tổng vốn đầu tư chủ sở hữu tăngkhoảng 18%/năm. Hầu hết các DN này hoạt độngkinh doanh có lãi qua các năm và có sự tăng trưởngcả về doanh thu cũng như lợi nhuận.Nhìn chung, thời gian qua DNNN đã tích cựctriển khai Đề án tái cơ cấu theo tinh thần Quyếtđịnh số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Các cơ chế chính sách về tái cơ cấu, sắp xếp, CPHDNNN đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ và được43NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIđiều chỉnh, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi chocác DN thực hiện. Trên cơ sở các đề án đã được phêduyệt, các tập đoàn, tổng công ty đã tiến hành ràsoát, phân loại, xác định danh mục, ngành nghề,phạm vi kinh doanh chính, ngành nghề có liênquan và xây dựng kế hoạch CPH; một số tập đoànvà tổng công ty đã xây dựng, ban hành mới hoặchoàn thiện hệ thống quy chế quản trị nội bộ, sắpxếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hànhnhằm tinh giảm biên chế, nâng cao khả năng cạnhtranh của DN.Một số vấn đề tồn tạiKết quả trên dù đã đem lại nhiều tác động tíchcực đến nền kinh tế Việt Nam song theo đánh giá làvẫn chưa được như kỳ vọng. Một số bộ, ngành, địaphương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nướcchưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực tổ chức triểnkhai phương án sắp xếp, CPH và thoái vốn.Đặc biệt, nhận thức của một bộ phận cán bộ ởcác cấp, các ngành và các DN về chủ trương tái cơcấu DN, tuy đã có chuyển biến nhưng chưa hiểuđúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu DNđối với sự phát triển kinh tế – xã hội; còn tư tưởnge ngại, lo lắng về vị trí và vai trò lãnh đạo sau CPH.Ngay cả đối với những đối tượng được sắp xếp,CPH, hầu hết là các DN có quy mô lớn, phạm vihoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tàichính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩnbị, xử lý.Việc thoái vốn đầu ...

Tài liệu được xem nhiều: