Giải pháp hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THOÁI VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đào Duy Thuần*- Cao Minh Hạnh** 1 TÓM TẮT: Thoái vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã và đang diễn ra trên khắp cả nước với nhiều hình thức, ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, đặc biệt xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp FDI bỏ trốn, mất tích để lại những gánh nặng nợ cho nền kinh tế. Qua phân tích và đánh giá thực trạng tình hình thoái vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bài viết đã phần nào nêu ra được diễn biến của hoạt động này trong nền kinh tế Việt Nam với đa dạng các hình thức khác nhau, đồng thời chỉ ra được những hạn chế trong công tác chống suy giảm và thoái vốn FDI, và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Thoái vốn đầu tư, thoái vốn FDI, FDI, …. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và sự kiện Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 đã đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, từ đó Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, môi trường kinh tế của Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi lớn: hàng loạt nước cải cách về kinh tế đã được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện mới, trong đó có hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư nước ngoài được nới lỏng hơn, mở rộng hơn để các dòng vốn dễ dàng di chuyển hơn nhằm tạo hành lang thông thoáng nhất cho hoạt động đầu tư phát triển. Thực tiễn đã chứng minh sự di chuyển vốn giữa các quốc gia ngày càng được tự do hóa trong thời gian qua đã mang lại lợi ích lớn cho toàn bộ nền kinh tế thế giới, kể cả nước cung cấp vốn lẫn nước nhận vốn. Các dòng vốn này được xem là động lực mang lại sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn mà hoạt động đầu tư mang lại cho Việt Nam, các dòng vốn nước ngoài cũng gây ra không ít những thách thức trong việc kiểm soát các dòng vốn vào và đặc biệt là khó khăn với những dòng vốn ra, hay hiện tượng thoái vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi nền kinh tế Việt Nam. Sự đảo chiều dòng vốn này là mối đe dọa lớn đối với tiến trình hội nhập của mỗi quốc gia. Đặc điểm chung dẫn tới sự đảo chiều của dòng vốn ở hầu hết các nước đều do thị trường thiếu niềm tin vào chính sách kinh tế vĩ mô trong nước. Hơn nữa, việc thoái vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dẫn tới sự bất ổn trong điều hành kinh tế vĩ mô của các quốc gia ( liên quan tới lạm phát, biến động tỷ giá,…). Học viện Tài chính, Việt Nam, Học viện Tài chính, Việt Nam. Tel: +84945543318, email: daoduythuan@hvtc.edu.vn * ** Học viện Tài chính, Việt Nam 1176 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Do vậy để kích thích hoạt động đầu tư mở rộng, hạn chế được sự bất ổn cho nền kinh tế, đặc biệt trong xu thế tự do hóa giao dịch vốn và toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, việc nghiên cứu thoái vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ra khỏi nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết. 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THOÁI VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1. Khái niệm Theo Boddewyn and Torneden (1973), những người đầu tiên nghiên cứu về thoái vốn nước ngoài ở thị trường Mỹ, thoái vốn đầu tư nước ngoài là việc giảm tỉ lệ sở hữu trong một hoạt động đầu tư vốn trực tiếp (doanh nghiệp FDI) trên cơ sở tự nguyện hoặc không tự nguyện. Như vậy, định nghĩa này bao gồm trường hợp tự nguyện ví dụ như bán lại tất cả hoặc một phần cổ phần, thanh lý, và trường hợp không tự nguyện như là sung công và quốc hữu hóa. Thoái vốn không tự nguyện là trường hợp công ty bị buộc phải thực hiện thoái vốn. Nói cách khác, công ty không tự chủ động đưa ra quyết định thoái vốn. Ví dụ của thoái vốn không tự nguyện có thể là sung công, quốc hữu hóa và bắt buộc thuần hóa dần dần. Thoái vốn tự nguyện là trường hợp một công ty sẵn sàng tự nguyện thực hiện thoái vốn. Ví dụ, học giả Boddewyn chủ yếu tập trung nghiên cứu về thoái vốn tự nguyện do các bằng chứng cho thấy số lượng các hoạt động thu hồi vốn không tự nguyện đang giảm. Ngoài ra, các bài nghiên cứu sâu hơn về thoái vốn tự nguyện còn đưa ra sự phân biệt giữa thoái vốn tự nguyện phòng thủ và thoái vốn tự nguyện tấn công. Cụ thể hơn, bên cạnh cách phân loại của Boddewyn giữa thoái vốn tự nguyện và không tự nguyện, McDermott (1996) đã nghiên cứu và phân chia ra thoái vốn tự nguyện phòng thủ và thoái vốn tự nguyện tấn công. Thoái vốn tự nguyện phòng thủ xảy ra khi một công ty đa quốc gia bị suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh, dẫn đến sự mất thị phần đồng thời ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính. Vì vậy, các công ty này tự nguyện thực hiện thoái vốn phòng thủ với mục đích cố gắng bảo vệ sức cạnh tranh của họ khi đối mặt với hiệu suất hoạt động yếu. Nói cách khác, các quyết định thoái vốn tự nguyện phòng thủ được thực hiện khi phải tìm cách khắc phục những tổn thất nặng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Business management in the context of globalisation Đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Thoái vốn đầu tư Doanh nghiệp FDI Thoái vốn FDITài liệu cùng danh mục:
-
Bài giảng Nguyên lý đầu tư: Chương 1 - Nguyễn Thị Minh Thu
42 trang 288 0 0 -
7 trang 169 0 0
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 trang 167 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 trang 143 0 0 -
Trends in the Fees and expenses of Mutual Funds, 2010
16 trang 141 0 0 -
38 trang 140 0 0
-
Asia and Pacific Regional Economic Outlook––October 2012 Update
5 trang 127 0 0 -
Bài giảng Học thuyết MacDougall –Kemp
7 trang 125 0 0 -
PRIVATE INVESTMENT FUNDS: HEDGE FUNDS' REGULATION BY SIZE
24 trang 114 0 0 -
U.S. Securities and Exchange Commission 'We are the investor's advocate'
10 trang 105 0 0
Tài liệu mới:
-
66 trang 0 0 0
-
Giáo án Sinh hoạt ngoại khóa THPT: Hoạt động Ngày hội văn hóa dân gian năm học 2020-20201
10 trang 0 0 0 -
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Vân, Hoa Lư
13 trang 0 0 0 -
Sandbox và TrustRank của Google
4 trang 1 0 0 -
Cách kiểm tra website có bị Sandbox.
3 trang 1 0 0 -
Google Sandbox và Phương pháp kiểm tra
4 trang 1 0 0 -
Bài giảng Autocad 2D: Dùng cho phiên bản Autocad 2018 – KS. Nguyễn Văn Huy
229 trang 0 0 0 -
125 trang 0 0 0
-
129 trang 0 0 0
-
69 trang 0 0 0