Danh mục

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.08 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung phân tích thực trạng ngành du lịch, thực trạng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.00102 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Hoàng Long Đại học Nguyễn Tất Thành nguyen.long@ntt.edu.vn TÓM TẮT: Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã mở ra nhiều cơ hội cùng với đó những thách thức cho ngành du lịch, đặc biệt trong đó là thách thức lớn về nguồn nhân lực du lịch. Những năm qua, công tác đào tạo nhân lực du lịch đã được quan tâm, đạt nhiều kết quả, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ngành ngành du lịch nước nhà. Tuy nhiên, đâu đó công tác đào tạo nhân lực du lịch vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch khi hội nhập quốc tế. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng ngành du lịch, thực trạng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Từ khóa: Giải pháp nâng cao, chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực du lịch. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam là một vấn đề quan trọng và được thảo luận, bàn bạc trong nhiều năm qua và điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam hội nhập vào khu vực và quốc tế, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đây không chỉ là một cơ hội, mà còn là thách thức đối với tiến trình hội nhập du lịch của Việt Nam và các nước trong khu vực. Đặc thù của ngành du lịch là kinh doanh dịch vụ, nên lao động tham gia vào ngành này cũng mang tính dịch vụ. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn vẫn đang từng bước nâng cao chất lượng lao động, nhưng vẫn đang còn bị phàn nàn về chất lượng phục vụ, thiếu chuyên nghiệp. Do đó, để các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn có một đội ngũ lao động có chất lượng cao thì công tác đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định. Cơ sở đào tạo du lịch có chất lượng, phù hợp với chuẩn khu vực và quốc tế thì mới tạo nên một lực lượng lao động du lịch đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động quốc tế. Nếu các cơ sở đào tạo du lịch ở Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt, không sẵn sàng chủ động trong hội nhập và quá trình hội nhập chậm thì sẽ tụt hậu, không thể bắt kịp với sự phát triển của các cơ sở đào tạo du lịch của các nước trong khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch thấp và thậm chí có nguy cơ Việt Nam trở thành “vùng trũng”, là nơi tiếp nhận và cung cấp lao động du lịch cấp thấp. Đứng trước những cơ hội và thách thức như vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là một vấn đề then chốt và mang tính cấp bách đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Theo thống kê của Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Báo Nhân dân, 2017), tính đến năm 2016, cả nước có 156 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có: 48 trường đại học, 43 trường cao đẳng (trong đó có 10 trường cao đẳng nghề), 40 trường trung cấp (trong đó có 4 trường trung cấp nghề); 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đào tạo du lịch của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã đào tạo ra một lực lượng lao động ngành du lịch khá lớn tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển ngành du lịch Việt Nam hiện nay và việc hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang diễn ra mạnh mẽ, thì nguồn nhân lực ngành du lịch đã được đào tạo còn nhiều bất cập. Cho đến nay cũng chưa có một cuộc điều tra chính thức nào được công bố về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch đã cải thiện bao nhiêu sau nhiều năm đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, sau bao nhiêu năm thảo luận, bàn bạc qua các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, xét về tổng thể, đặc biệt từ thái độ học tập và kết quả học tập của sinh viên, những doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn sử dụng lao động đều nhận thấy chất lượng đào tạo còn thấp. Trong đó, có những hạn chế trong việc xây dựng nội dung chương trình học, học lí thuyết nhiều hơn thực hành,… TS. Mai Hà Phương, Trưởng khoa Du lịch, Trường đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Kết cấu khung chương trình đào tạo giữa các cơ sở rất khác nhau về tỷ lệ giữa khối kiến thức đại cương và chuyên ngành. Có cơ sở quá thiên về trang bị kỹ năng mà không quan tâm đến trau dồi kiến thức nền, do đó chỉ tạo đội ngũ “thợ” chứ không thể tạo ra những người quản lý giỏi. Ngược lại, có cơ sở tỷ lệ dạy thực hành rất thấp, dẫn đến kỹ năng nghề của sinh viên yếu kém” (Báo Nhân dân, 2017). Thứ nữa là hơn một nửa lao động làm việc trong ngành du lịch hiện nay lại rất yếu về ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch Việt Nam. GS. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo du lịch Việt Nam cho biết: “Hiện có khoảng 60 % lực lượng lao động của ngành biết ngoại ngữ nhưng chủ yếu là tiếng Anh (42 %), tỷ lệ biết tiếng Nguyễn Hoàng Long 323 Trung Quốc chỉ 5 %, tiếng Pháp 4 %.... Trong đó, số lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ 15 %, và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở bộ phận làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn”(Báo Nhân Dân, 2017). Bên cạnh đó, trình độ sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên chuyên ngành cũng còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có khoảng 5.000 người tham gia đào tạo về du lịch, trong đó có 2.000 giảng viên, giáo viên, 2.580 đào tạo viên và 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp (Báo Nhân dân, 2017). Tuy nhiên, theo nhận định của GS. TS. N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: