Danh mục

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng chuyền hơi cho sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 503.28 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng chuyền hơi cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là rất cần thiết nhằm phát triển thể chất và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thể chất của Nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng chuyền hơi cho sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa GIÁO DỤC HỌC SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF TEACHING AIR VOLLEYBALL FOR STUDENTS AT THANH HOA CULTURE, SPORTS AND TOURISMPham Thi HongaNguyen Thanh Trungba Thanh Hoa University of Culture, Sports and TourismEmail: phamthihong@dvtdt.edu.vnb Thanh Hoa University of Culture, Sports and TourismEmail: nguyenthanhtrung@gmail.comReceived: 07/09/2023Reviewed: 07/09/2023Revised: 20/09/2023Accepted: 21/11/2023Released: 25/11/2023 DOI: https://doi.org/10.55988/2588-1264/114 Physical education and sports activities in universities and colleges are an importantaspect of education to enhance students’ health and physical conditions. Air volleyball is anelective subject of the Physical Education program at Thanh Hoa University of Culture, Sportsand Tourism. This article evaluates the current status of curriculum, facilities and learningoutcomes of Air Volleyball and selects optimal solutions to improve the quality of teaching andlearning of Air Volleyball at Thanh Hoa University of Culture, Sports and Tourism. Keywords: Solution; Teaching; Air volleyball; Student, Thanh Hoa University ofCulture, Sports and Tourism. 1. Giới thiệu Giáo dục thể chất (GDTC) ở các trường đại học, cao đẳng đóng vai trò là nhân tố quantrọng trong việc giáo dục toàn diện các phẩm chất Đức - Trí - Thể - Mỹ, nhằm tăng cường sứckhỏe, phát triển thể chất và tinh thần cho học sinh sinh viên. Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tác GDTC trongcác trường đại học, thể hiện thông qua việc ban hành và thường xuyên đổi mới nội dung,phương pháp môn học GDTC nội khóa và tăng cường các hoạt động ngoại khóa, cải tiếnchương trình sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng trường [1]. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là trường đại học công lậpnằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóavà quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao các lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch; nghiên cứu khoahọc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, khu vực Nam sôngHồng - Bắc Trung Bộ và cả nước. Trong những năm qua, công tác giảng dạy giáo dục thể chất 103GIÁO DỤC HỌCtại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã đạt được những kết quả rấtđáng khích lệ. Từ các hoạt động phong trào thể dục thể thao đã được thực hiện cho thấy Đảngủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm đến thể dục thể thao trường học, đóng góp tíchcực trong công cuộc xây dựng và phát triển của nhà trường. Bóng chuyền hơi là một môn thể thao được cải tiến so với bóng chuyền truyền thống, làmôn thể thao dễ tập luyện, thu hút được sự tham gia đông đảo của mọi lứa tuổi, phù hợp vớisức khỏe của mọi người, đồng thời có tính an toàn cao. Ưu điểm của môn Bóng chuyền hơichính là không yêu cầu cao về tốc độ và sức mạnh mang đến cho người chơi sự linh hoạt, dẻodai, tinh thần sảng khoái, đề cao tính tập thể, đoàn kết, vui nhộn. Chính vì vậy, bóng chuyềnhơi ngày càng trở nên phổ biến và thu hút được sự tham gia tập luyện đông đảo của tầng lớpnhân dân và học sinh sinh viên [2]. Trong quá trình giảng dạy môn Bóng chuyền hơi cũng như quan sát các buổi tập luyệncủa sinh viên không chuyên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, chúngtôi nhận thấy rằng hầu hết sinh viên đều nắm bắt kiến thức của môn học, cũng như các kỹthuật cơ bản của môn Bóng chuyền hơi còn có những hạn chế, đặc biệt là học tập kỹ thuật cơbản bóng chuyền hơi. Vì vậy, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng chuyềnhơi cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là rất cần thiếtnhằm phát triển thể chất và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thể chất của Nhà trường. 2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Bóng chuyền hơi ngày nay là môn thể thao dễ tập, có tính phổ biến cao trong tầng lớpnhân dân, là môn học rất hữu ích và phù hợp với nhiều đối tượng học sinh sinh viên, đượcnhiều cơ sở giáo dục lựa chọn để giảng dạy và học tập. Chính vì vậy, môn học này được rấtnhiều các thầy cô giáo, huấn luyện viên, các nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả Đào Tiến Dân (2021), trong “Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyệnngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố HàNội”, đã đưa ra chương trình tập luyện môn bóng chuyền cho phù hợp với đối tượng sinh viêncác trường kỹ thuật thành phố Hà Nội [6]. Tác giả Nguyễn Hồng Loan (2020) với nội dung nghiên cứu “Lựa chọn các nội dung cảitiến chương trình môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế, Trường Đạihọc Kiên Giang” đã xây dựng được cấu trúc, lựa chọn cách thức biên soạn giáo án và phươngpháp giảng dạy môn bóng chuyền nhằm cải tiến chương trình giảng dạy môn bóng chuyềnvào giờ tự chọn cho sinh viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Kiên Giang [7]. Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Liêm (2019) “Nghiên cứu lựachọn một số bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật đệm bóng môn bóng chuyền cho sinh viêntrường THPT Thái Nguyên” đã nêu ra 02 bài tập đệm bóng thấp tay và đệm bóng cao tay giúpsinh viên hoàn thiện kỹ thuật đệm môn bóng chuyền [8]. Điểm qua các công trình nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giảnào quan tâm tới nâng cao chất lượng giảng dạy môn học bóng chuyền hơi cho sinh viên cáctrường đại học nói chung và Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cũngchưa được giảng viên nghiên cứu một cách toàn diện mà chỉ mới thông qua thự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: