Danh mục

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Là một tỉnh của miền Trung, Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng còn thấp xét theo trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề và chỉ báo về kiến thức, kỹ năng làm việc, thái độ lao động. Vấn đề đặt ra là, để rút ngắn con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để hình thành nền kinh tế tri thức, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hà Thị Hằng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Là một tỉnh của miền Trung, Thừa Thiên Huế có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng còn thấp xét theo trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề và chỉ báo về kiến thức, kỹ năng làm việc, thái độ lao động. Vấn đề đặt ra là, để rút ngắn con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để hình thành nền kinh tế tri thức, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới. 1. Đặt vấn đề Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững phải dựa ít nhất vào 3 trụ cột chính: áp dụng khoa học - công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là trụ cột quan trọng nhất. Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh của miền Trung không có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như một số tỉnh, thành phố khác, nhưng Thừa Thiên Huế lại có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên, trước xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế tri thức, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Vì vậy, tỉnh xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hướng đi đột phá trong những năm tới. 2. Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lịch sử đã chứng minh, nguyên nhân dẫn sự hồi phục nhanh chóng của nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ 2 và sự phát triển thần kỳ của các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore, Đài Loan, Trung Quốc...không chỉ bắt nguồn từ phát triển khoa học - công nghệ mà chủ yếu là dựa vào ngồn nhân lực. Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang chuyển dần từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên sang nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức, nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thừa Thiên Huế là một tỉnh của miền Trung, điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nguồn vốn bị hạn chế. Do đó, để thực hiện 85 công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải biết khai thác tiềm năng con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là nâng cao trình độ dân trí, vốn tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, trang bị những kiến thức mới cho người lao động để chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học - công nghệ đang diễn ra. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các địa phương khác, điều kiện để đi tắt, đón đầu nhằm rút ngắn khoảng cách về sự phát triển so với các trung tâm kinh tế khác. Hơn nữa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu mà Kết luận 48/KL - TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã đề ra: Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung, là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế - một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á… 3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Thừa Thiên Huế Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng Đề án 02/TU/2008 về đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ tại cơ sở nước ngoài, Đề án 03/TU/2008 về đào tạo cán bộ cơ sở chủ chốt xã, phường, thị trấn theo chức danh, Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2015 và định hướng đến 2020, Đề án phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020... Đến nay, tỉnh đã có một đội ngũ nguồn nhân lực khá dồi dào. Bảng 1. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động phân theo trình độ học vấn 2001 2005 2010 Chỉ tiêu Số người % Số người % Số người % Chưa biết chữ 77,056 17 61,529 12 36,217 6,5 Chưa tốt nghiệp Tiểu học 86,121 19 92,294 18 89,150 16 Tốt nghiệp Tiểu học 137,794 30,4 153,823 30 156,013 28 Tốt nghiệp Trung học cơ sở 81,588 18 99,985 19,5 111,438 20 Tốt nghiệp Trung học phổ thông 70,710 15,6 105,112 20,5 164,371 29,5 Tổng số 453,269 100 512,743 100 557,189 100 (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2020). 86 Nhìn tổng thể, trình độ dân trí, chất lượng và tính năng động xã hội của nguồn nhân lực được cải thiện đáng kể. Theo số liệu thống kê, trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi lao động có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ lao động biết chữ năm 2005 là 83% đến năm 2010 tăng lên 93,5%; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có trình độ học vấn thấp (chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học) giảm dần từ 36% năm 2001 giảm xuống 22,5% năm 2010; tỷ lệ lao động có trình độ học vấn cao (tốt nghiệp THCS và THPT) ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao, năm 2001 chiếm 33,6% đến năm 2010 chiếm 49,5% trong đó tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS là 20% và lao động tốt nghiệp THPT là 29,5% (tăng gần 2 lần so với năm 2001). Cùng với trình độ học vấn của người lao động được nâng lên, xu hướng tri thức hóa để hình thành nguồn nhân lực chất lư ...

Tài liệu được xem nhiều: