Trong hoạt động thương mại, doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng hợp đồng để mua bán và cung cấp dịch vụ. Thực tế, hàng năm, Công ty cổ phần Pico đã tiến hành ký hàng trăm hợp đồng thương mại với các nhà cung cấp và thực hiện hợp đồng thương mại với hàng triệu khách hàng mua hàng từ hệ thống các siêu thị của Pico. Khi hợp đồng đã được giao kết và hiệu lực pháp luật thì các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài thương mại KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 13. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI Ngô Hồng Mai(*) Tóm tắt Trong hoạt động thương mại, doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng hợp đồngđể mua bán và cung cấp dịch vụ. Thực tế, hàng năm, Công ty cổ phần Pico đã tiếnhành ký hàng trăm hợp đồng thương mại với các nhà cung cấp và thực hiện hợp đồngthương mại với hàng triệu khách hàng mua hàng từ hệ thống các siêu thị của Pico.Khi hợp đồng đã được giao kết và hiệu lực pháp luật thì các doanh nghiệp phải cónghĩa vụ thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nếu bên nào không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với bênđối tác, tức là họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định như: buộc thựchiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại v.v... Do vậy, những quy địnhcụ thể về các chế tài trong Hợp đồng thương mại để áp dụng đối với bên vi phạm hợpđồng thương mại là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các quy định về chế tài trong thương mại trong Luật Thương mại cònnhiều bất cập, nhiều quy định không rõ ràng, thiếu thực tế. Các quy định không rõràng đó đã gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên và chưa đảm Công ty Cổ phần Pico(*)Email: ngohongmai@gmail.com 167KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAPHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬPbảo được quyền và lợi ích chính đáng của bên bị vi phạm. Cũng như trong thực tế,với số lượng lớn hợp đồng tại Công ty Cổ phần Pico đã ký kết, việc áp dụng chế tàithương mại cũng không mang lại hiệu quả. Nhiều chế tài được đưa vào hợp đồng chỉmang tính hình thức và các quy định chế tài trong hợp đồng đó chưa thực sự phát huytác dụng khi giải quyết những vi phạm hợp đồng. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI Chế tài hiểu theo nghĩa hẹp là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạmpháp luật, trong đó chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khicó hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định vàgiả định của quy phạm pháp luật. Tiếp cận theo nghĩa rộng, chế tài là những hậu quảpháp lý bất lợi đối với bên vi phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất của các nhóm quanhệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tàihình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự,... Pháp luật điều tiết các quan hệ xã hội bằng cách đặt ra các quyền và nghĩa vụ chocác chủ thể khi tham gia các quan hệ xã hội nhất định. Trong quan hệ mua bán hànghóa, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bênmua, nhưng ngược lại, có quyền yêu cầu bên mua trả tiền cho bên bán; còn bên muacó quyền yêu cầu bên bán chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho mình,và ngược lại, có nghĩa vụ nhận hàng hóa và thanh toán tiền mua. Nếu một bên khôngthực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mìnhthì mục đích quan hệ của bên kia không đạt được. Điều này sẽ gây thiệt hại cho bênbị vi phạm. Vì vậy pháp luật can thiệp mạnh vào các quan hệ xã hội và đảm bảo côngbằng bằng cách thiết lập phương thức áp đặt hậu quả bất lợi cho người không thựchiện nghĩa vụ, và phần nào đó giúp khôi phục lại quan hệ xã hội bị phá vỡ bởi sự viphạm hoặc khôi phục lại tình trạng nhẽ ra phải có của người có quyền yêu cầu. Chế tài thương mại là hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với người có hànhvi vi phạm pháp Luật Thương mại khi họ không thực hiện hay thực hiện không đúnghoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các hành vi thương mại. Có quan niệm cho rằng chế tài thương mại bao gồm cả các chế tài áp dụng chocác hành vi vi phạm chế độ quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại, xâmphạm trật tự quản lý hoạt động thương mại của Nhà nước được quy định tại Điều 320- Luật Thương mại 2005, bao gồm:168 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP - Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; Giấy phép kinh doanh của thươngnhân; Thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhânViệt Nam và của thương nhân nước ngoài; - Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa,dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu;quá cảnh; - Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán; - Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ; - Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu; - Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vậtliệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép; - Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanhtrong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; - Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; - Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; - Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanhtrong nước và xuất khẩu, nhập khẩu; - Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa; - Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Theo quan niệm này, chế tài thương mại lại trùm lấn san ...