Danh mục

Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học địa lý cho học sinh khiếm thính ở cấp trung học cơ sở

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.78 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp cho học sinh khiếm thính khi trưởng thành có thể trở thành người lao động tốt, hòa nhập vào xã hội hiện đại, việc giáo dục cho các em học vấn THCS là rất cần thiết. Vì vậy nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng cho học sinh khiếm thính đang là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học địa lý cho học sinh khiếm thính ở cấp trung học cơ sở JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 79-85 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH Ở CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Viết Thịnh, Bùi Thị Lâm và Kiều Văn Hoan Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: kieuvanhoan@hnue.edu.vn1. Đặt vấn đề Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng trẻ khuyết tật luôn chiếm một tỉ lệ nhấtđịnh trong thành phần dân cư của mọi chế độ xã hội. Trong thời đại ngày nay, cóthể nói, mức độ đảm bảo cho người khuyết tật và trẻ em khuyết tật hòa nhập vàođời sống xã hội được xem là thước đo của sự phát triển, sự tiến bộ xã hội của mỗiquốc gia. Ở Việt Nam, giáo dục cho trẻ khuyết tật là thực hiện chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đãtham gia. Những năm gần đây, giáo dục học sinh khiếm thính (HSKT) cấp trung họccơ sở (THCS) đã được triển khai. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có chương trình,sách giáo khoa (SGK) dành riêng cho trẻ bị khiếm thính. Hầu hết giáo viên đều căncứ trên chương trình đại trà phải thiết kế lại chương trình, bài học cho phù hợp. Đểgiúp cho học sinh khiếm thính khi trưởng thành có thể trở thành người lao độngtốt, hoà nhập vào xã hội hiện đại, việc giáo dục cho các em học vấn THCS là rấtcần thiết. Vì vậy nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nói chungvà dạy học môn Địa lý nói riêng cho học sinh khiếm thính đang là nhu cầu cấp thiếtcủa thực tiễn giáo dục hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học địa lý cho học sinh khiếm thính2.1.1. Điều chỉnh trong quá trình dạy học cho học sinh khiếm thính Học sinh khiếm thính có những đặc điểm riêng về nhận thức, cách học, cáchtiếp nhận thông tin và kinh nghiệm sống, do đó đòi hỏi giáo viên khi dạy học địalý cho HSKT cần thực hiện những phương pháp chuyên biệt để phát huy khả năngvà đáp ứng nhu cầu của các em. Do đặc điểm môn học, đặc điểm thiết kế chương 79 Nguyễn Viết Thịnh, Bùi Thị Lâm và Kiều Văn Hoantrình, SGK và các học liệu hỗ trợ, môn địa lý là một trong các môn khoa học phùhợp với cách học tập thông qua thị giác và các hoạt động thực hành, hai yếu tố củaviệc giảng dạy này phù hợp với các khả năng học tập của nhiều HSKT. Điều chỉnh mục tiêu dạy học các bài học địa lý Khi xác định các mục tiêu dạy học, cần quan tâm đến trình độ học tập khácnhau của học sinh. Trong rất nhiều các thí nghiệm, hoạt động thực hành, hoạt độngkhám phá thực tiễn các kiến thức địa lý bậc học THCS cho phép nhiều học sinhthuộc các trình độ thực hiện và đạt được các mức độ khác nhau về mục tiêu dạyhọc. Điều cốt lõi là giáo viên đặt ra các mục tiêu dạy học khác nhau phù hợp vớitrình độ học tập của học sinh. Học sinh khiếm thính có năng lực khác so với trẻ bình thường và bản thânmỗi HSKT lại có những năng lực và nhu cầu khác nhau. Do vậy, khi giảng dạy giáoviên cần phải thay đổi nội dung và yêu cầu của từng bài sao cho phù hợp với mọiđối tượng. Cụ thể là: - Điều chỉnh về mức độ yêu cầu của kiến thức; - Điều chỉnh về thời lượng cho từng nội dung; - Điều chỉnh về mức độ vận dụng kiến thức. Điều chỉnh nội dung Hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được chương trình và sách giáo khoa địalý cho trẻ khiếm thính. Vì vậy, các giáo viên địa lý đều dựa vào sách giáo khoa vàchương trình THCS thường để dạy cho HSKT nhưng có sự điều chỉnh về nội dungnhằm tạo điều kiện cho các em phát triển tối đa những khả năng trên cơ sở nhữngkinh nghiệm vốn có của mình. Đối với nội dung dạy học địa lý THCS cần thực hiệncác điều chỉnh sau: - Xác định nội dung trọng tâm của chương trình địa lý trên cơ sở phân tíchmối quan hệ hệ thống giữa các đơn vị kiến thức, các khái niệm, thuật ngữ, từ đólựa chọn cách thức rút gọn nội dung dạy học địa lý và định hướng các hoạt độngdạy học nhằm giúp HSKT học được các nội dung trọng tâm này. - Xác định hệ thống các khái niệm địa lý cần giải thích cho HSKT giúp các emlĩnh hội được các nội dung học tập của chương trình để tránh những bất cập giữakiến thức, kỹ năng hiện có của HSKT với nội dung của môn học Địa lý. Chẳng hạn,với bài học Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất trong SGK Địa lý lớp 6 cómột số khái niệm và thuật ngữ mà học sinh bình thường có thể hiểu được từ trướcvà không cần giải thích, song đối với HSKT lại phải giải thích để trẻ hiểu được rõràng như: trái đất, hệ mặt trời, hành tinh. . . - Quan điểm về mức độ khó tăng dần, về hình thành hệ thống kiến thức địalí không phải chỉ ở một lớp, mà phải ở cả cấp học. Ví dụ, có những khái niệm địalí đại cương (lớp 6), phải được củng cố khi học xong ở lớp 7, lớp 8 thậm chí cả lớp9. Như vậy, kiến thức lớp 6 sẽ là nền tảng để học tốt lớp 7, lớp 8. Ngược lại kiếnthức lớp 7, lớp 8 củng cố kiến thức lớp 6. Điều này là quan trọng để đánh giá thực80 Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý cho học sinh khiếm thính...tế hiệu quả dạy học cho HSKT vốn rất hạn chế về tiếp cận ngôn ngữ, nên tốc độnắm kiến thức chậm lại. + Điều chỉnh nội dung bài học là một giải pháp hữu hiệu của nhà trường.Trong dạy học địa lý bậc THCS cho học sinh khiếm thính, có thể thực hiện điềuchỉnh nội dung theo hai hướng: + Phân tích các mục tiêu và nội dung dạy học thành nhiều mức độ và yêucầu HSKT đạt được ở mức độ phù hợp hoặc thay đổi hình thức thể hiện nội dung. - Thay thế những nội dung trừu tượng mà HSKT chưa thể tiếp cận để hiểuđược do sự hạn chế về kinh nghiệm, ngôn ngữ, sự thiếu hụt kỹ năng nghe cũng nhưcác khái niệm địa lý có liên quan bằng những nội dung thiết thực và phù hợp hơnvới các em. Chẳng hạn, các nội dung đòi hỏi tiếp thu thông qua tín ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: