Danh mục

Giải pháp nhằm nâng cao mô hình hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.01 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giải pháp nhằm nâng cao mô hình hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp chỉ ra những mặt còn tồn tại cản trở sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn tới, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nhằm nâng cao mô hình hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MÔ HÌNH HỢP TÁC GIỮA ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP Võ Ngọc Hải Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Mô hình hợp tác đại học - doanh nghiệp là xu hướng tất yếu. Sự hợp tác này có tác động tíchcực đến hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong trường và giúp doanh nghiệp tuyểndụng được lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ việc đánh giá một số mô hình hợp tácgiữa trường đại học và doanh nghiệp, nghiên cứu đã chỉ ra những mặt còn tồn tại cản trở sự hợptác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nângcao hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn tới, góp phần tạo nguồn nhânlực chất lượng cao cho xã hội. Từ khoá: Hợp tác giữa các trường đại học; Trường đại học; Doanh nghiệp. Abstract Solutions to enhance the model of cooperation between universities and enterprises The university - enterprise cooperation model is an inevitable trend. This cooperation has apositive impact on teaching and scientific research activities in the university and helps businessesrecruit workers to meet business needs. From the evaluation of a number of cooperation modelsbetween universities and enterprises, the study has pointed out the remaining aspects that hinderthe cooperation between universities and enterprises. On that basis, the study proposes solutionsto enhance cooperation between universities and enterprises in the coming period, contributing tocreating high - quality human resources for society. Keywords: Universities cooperation; University; Enterprise. 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế nước ta lâu nay dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai tháctài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong thế giới kỷ nguyên số, tất cả những yếu tố trên không cònlà thế mạnh của chúng ta. Xuất phát từ thực trạng nguồn lao động của Việt Nam, chủ yếu là lao động tay nghề thấp nêndễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Trungương Đảng khóa XI đã khẳng định, các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học,công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; Thực hiện liên kết chặtchẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồnnhân lực theo nhu cầu xã hội (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020); Coidoanh nghiệp là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quantrọng nhất của thị trường khoa học công nghệ. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này đòihỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều phương diện, trong đó vai trò của các trườngđại học hiện nay được xem là một trong những khâu quan trọng đầu tiên. Để đào tạo gắn liền vớithực tiễn nhu cầu mà các doanh nghệp cần, đòi hỏi các trường đại học phải có sự hợp tác với doanhnghiệp. Với ý nghĩa đó, bài viết sẽ trình bày mô hình hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp, từ đóđưa ra các giải pháp nhằm nâng cao mô hình hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Mô hình gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp được hiểu là khuôn mẫu được địnhhình về hoạt động tương tác chặt chẽ giữa quá trình đào tạo nguồn nhân lực đại học của trường đại Hội thảo Quốc gia 2022 259học và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Mô hình này đòi hỏi việc đào tạo (yếu tố cung) phảicó sự thay đổi mục tiêu, chương trình, cơ cấu và chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng laođộng của doanh nghiệp (yếu tố cầu) trên thị trường lao động. Có 2 loại sau: - Mô hình tổng thể:Mô hình này được hình thành trên cơ sở thiết lập một khuôn mẫu gắn kếtchung với nhiều hình thức gắn kết trong một hệ thống chặt chẽ, có thể tương tác và hỗ trợ nhau.Đây là loại mô hình gắn kết tương đối toàn diện và mức độ gắn kết chặt chẽ, lâu dài hơn. Xu hướngcủa mô hình này ở mức thấp có thể chỉ gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học đápứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng có thể phát triển lên ở trình độ gắn kết cao hơn thành môhình gắn kết vừa đào tạo, vừa chuyển giao công nghệ hoặc cao hơn nữa là mô hình gắn kết củatrường đại học với doanh nghiệp trong việc vừa đào tạo, vừa nghiên cứu và triển khai. - Mô hình cụ thể, riêng rẽ:Đó là mô hình được thiết lập với một hình thức gắn kết cụ thể,riêng rẽ. Ví dụ như mô hình gắn kết theo hình thức đào tạo đại học vừa học, vừa làm; Mô hình gắnkết với hình thức đào tạo lý thuyết ở trường đại học, thực tập kỹ năng tại doanh nghiệp; Mô hìnhgắn kết với hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp (tiêu chuẩn đầu ra do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: