Danh mục

Giải pháp tài chính thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mặc dù kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao, song tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong nước còn rất khiêm tốn; tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thị trường bảo hiểm và nền kinh tế. Để vấn đề này được cải thiện, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính. Bài nghiên cứu này nhằm trình bày một số giải pháp tài chính thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tài chính thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam hiện nayKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. Hoàng Mạnh Cừ TS. Nguyễn Ánh Nguyệt Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính TÓM TẮT Mặc dù kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua có tốc độ tăngtrưởng cao, song tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trongnước còn rất khiêm tốn; tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thịtrường bảo hiểm và nền kinh tế. Để vấn đề này được cải thiện, cần thực hiện đồng bộ nhiềugiải pháp, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính. TỪ KHÓA Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, giải pháp bảo hiểm hàng hóa, giải pháp tài chính hàngxuất khẩu NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để tạo việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Đảng vàNhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham giasản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Chính vì vậy, trong những năm qua kimngạch hàng xuất khẩu đã có tốc độ tăng trưởng cao. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022đạt 371,3 tỉ USD, tăng 10,5% so với năm 2021, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao (tăng trên8%). Tăng trưởng xuất khẩu khá tích cực ở cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài. Theo mặt hàng, nhóm hàng công nghiệp chế biến (Đồ gỗ; dệt may; giày dép; điện tử,máy tính, linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị và phụ tùng; phương tiện vậntải và phụ tùng;…) tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu, đạt 319,2 tỉUSD, chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 và tăng 10,1% so với năm 2021.Năm 2022, có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó có 8 mặt hàngđạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỉ USD. Về thị trường xuất khẩu, tiếp tục có sự tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu. Cácdoanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA 305Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”với Việt Nam. Xuất khẩu sang một số thị trường là đối tác FTA tăng cao như: ASEAN đạt34 tỉ USD, tăng 17,8% so với năm 2021; Canada đạt 6,3 tỉ USD, tăng 19,8%; Hàn Quốcđạt 24,3 tỉ USD, tăng 10,7%; Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4%; Ấn Độ đạt 8 tỉ USD(tăng 26,8%), Australia đạt 5,6 tỷ USD, tăng 26,2%; EU đạt 46,8 tỉ USD, tăng 16,7%. Năm2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,39 tỉUSD và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên từ trước đến nay vượt mốc 100 tỉ USD/năm.Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, với kim ngạch đạt 57,2 tỉUSD. Kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt 358,9 tỉ USD, tăng 7,8% so với năm 2021. Trongđó, kim ngạch nhập khẩu chủ yếu tập trung vào nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu, linhkiện thiết bị phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng (đạt 316,7 tỉ USD, chiếm 88,2% tổng kimngạch nhập khẩu). Cán cân thương mại cả năm đã tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu trong cácnăm trước, đạt mức thặng dư hàng hóa 12,4 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch hàng xuất khẩu năm 2019- 2022 từ 7%-19%, trong khi đó khai thác bảo hiểm hàng xuất khẩu của thị trường bảo hiểm (TTBH)trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 30%, lớn hơn nhiều so với tốc độ tăngcủa kim ngạch xuất khẩu. Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm tại cácdoanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đang hoạt động ở Việt Nam là kết quả của cả một quátrình cố gắng lâu dài và bền bỉ của các DNBH; điều đó cũng chứng tỏ rằng TTBH hànghoá ở Việt Nam bước đầu đã được các khách hàng tin tưởng. Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, song tỷ lệ kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảohiểm tại các DNBH đang hoạt động ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Các DNBH trên TTBHViệt Nam mới chỉ khai thác được 6%- 7%, phần còn lại bỏ ngỏ cho các DNBH ở nướcngoài. Sở dĩ kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước còn thấp là do cácdoanh nghiệp xuất khẩu thường áp dụng điều kiện giao hàng FOB (Free on board- Giaolên tàu). Điều kiện thương mại quốc tế- International Commercial Terms (viết tắt làIncoterms) do Phòng thương mại quốc tế ban hành lần đầu tiên năm 1936, đã qua 7 lần sửađổi vào các năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020; văn bản Incoterms đượcxem như là “ngôn ngữ thương mại” giúp người mua và người bán ở các nước khác nhaucó thể dễ dàng qui định về quyền ...

Tài liệu được xem nhiều: