Thông tin tài liệu:
Bài viết đề xuất giải pháp thiết kế phần cứng cho mô-đun Binarizer đối với dữ liệu residual data, cho phép mã hóa các luồng dữ liệu video chuẩn UHD. Mô-đun Binarizer được thiết kế và mô phỏng trên ngôn ngữ VHDL. Kết quả mô phỏng cho thấy bộ Binarizer có thể xử lý được các luồng dữ liệu video chuẩn UHD.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp thực thi phần cứng mô đun biến đổi nhị phân dữ liệu ảnh cho bộ mã hóa CABAC trong chuẩn nén video HEVC
Kỹ thuật điện tử
GIẢI PHÁP THỰC THI PHẦN CỨNG MÔ-ĐUN BIẾN ĐỔI
NHỊ PHÂN DỮ LIỆU ẢNH CHO BỘ MÃ HÓA CABAC
TRONG CHUẨN NÉN VIDEO HEVC
Trần Đình Lâm*, Lưu Thị Thu Hồng, Vũ Lê Hà, Nguyễn Mạnh Cường
Tóm tắt: Mã hóa nhị phân thích nghi CABAC (Context Adaptive Binary
Arithmetic Coding) áp dụng trong chuẩn mã hóa video hiệu năng cao HEVC là
phương pháp mã hóa entropy cho hiệu quả mã hóa cao gấp đôi so với chuẩn
H.264/AVC. Mô-đun biến đổi nhị phân (Binarizer) trong CABAC thực hiện biến đổi
dữ liệu ảnh thành chuỗi nhị phân bin string (bins) trước khi được mã hóa thích nghi
theo xác suất. Dữ liệu độ dư thông tin điểm ảnh (residual data) chiếm phần đa
lượng thông tin đầu vào mô-đun Binarizer, từ 63 ÷ 94 %. Vì vậy, hiệu năng xử lý
của Binarizer đối với residual data có ảnh hưởng lớn tới hiệu năng chung của bộ
mã hóa CABAC. Bài báo đề xuất giải pháp thiết kế phần cứng cho mô-đun
Binarizer đối với dữ liệu residual data, cho phép mã hóa các luồng dữ liệu video
chuẩn UHD. Mô-đun Binarizer được thiết kế và mô phỏng trên ngôn ngữ VHDL.
Kết quả mô phỏng cho thấy bộ Binarizer có thể xử lý được các luồng dữ liệu video
chuẩn UHD.
Từ khóa: Chuẩn HEVC; Bộ mã hóa CABAC; Binarizer; Dữ liệu ảnh; Thực thi phần cứng.
1. MỞ ĐẦU
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số ngày nay cho phép truyền tải các
dịch vụ video số có chất UHD thời gian thực. Chuẩn nén video phổ biến hiện nay,
H.264/AVC đã có nhiều hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ trên một
nền tảng cơ sở hạ tầng mạng hạn chế về băng thông truyền tải. Chuẩn nén video
hiệu năng cao H.265/HEVC, với hiệu quả nén cao gấp đôi so với H.264/AVC,
được ITU-T công bố năm 2013 nhằm giải quyết những thách thức trong các dịch
vụ truyền video chất lượng cao, thời gian thực trên cơ sở hạ tầng mạng có băng
thông hạn chế [1].
Mã hóa các thông tin
Tín hiệu điều khiển chung Dữ liệu thông tin
video điều khiển
Các hệ số
lượng tử
Biến đổi và
lượng tử
Phân chia Biến đổi ngược
thành các CTU
Luồng bit
Định dạng tiêu đề mã hóa
Dữ liệu dự
và Mã hóa CABAC
đoán nội ảnh
Ước lượng
nội ảnh
Phân tích tham Dữ liệu điều
số bộ lọc khiển bộ lọc
Dự đoán
nội ảnh Dữ liệu
Các bộ lọc
Deblocking, SAO chuyển động
Bù chuyển
Chọn chế độ
động
Tín hiệu sau
Intra/Inter Bộ đệm khung
Ước lượng khôi phục
ảnh đã khôi phục
chuyển động
H nh 1. Sơ đồ khối chức năng bộ mã hóa video HEVC.
158 T. Đ. Lâm, …, N. M. Cường, “Giải pháp thực thi phần cứng … chuẩn nén video HEVC.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Kiến trúc HEVC được xây dựng theo nguyên lý mã hóa độ dư thông tin trên cơ
sở các phép dự đoán theo không gian (Intra-Picture Prediction) và theo thời gian
(Inter-Picture Prediction) như đã được áp dụng trong chuẩn H.264/AVC [2]. Tuy
vậy, tỷ lệ nén dữ liệu video của HEVC đạt được gần gấp đôi so với chuẩn
H.264/AVC bởi các cải tiến trong hầu hết các mô-đun chức năng thành phần. Sơ
đồ khối chức năng bộ mã hóa video chuẩn HEVC được mô tả trong hình 1 [1].
CABAC là mô-đun chức năng cuối cùng trong kiến trúc mã hóa HEVC, thực
hiện biến đổi các bins dữ liệu đầu vào thành chuỗi bit trước khi ghép vào lu ...