Bài báo đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở thu thập, phân tích và kiểm định dữ liệu nhằm đưa ra những giải pháp xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Nguyễn Văn Huân và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
135(05): 191 - 198
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ DỰ BÁO
DOANH THU CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Văn Huân*, Lê Anh Tú
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong thực tế, phân tích và dự báo doanh thu đóng một vai trò quan trọng, giúp cho các nhà quản
lý chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài
chính,…
Bài báo đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở thu thập, phân tích và kiểm định dữ liệu nhằm đưa ra những giải
pháp xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Từ khoá: phân tích dữ liệu, dự báo, hồi quy tuyến tính, trung bình động, doanh thu
GIỚI THIỆU*
Phân tích dữ liệu và dự báo là một bài toán có
ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà
quản lý đưa ra quyết định đúng đắn dựa vào
các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự
báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu
trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng
vận động của các hiện tượng trong tương lai
nhờ vào một số mô hình toán học[3].
Trên thế giới đã có nhiều tác giả đưa ra cách
phân loại các phương pháp dự báo khác nhau.
Tuy nhiên, theo Gordon trong hai thập kỷ gần
đây, có các phương pháp dự báo được áp
dụng rộng rãi trên thế giới như: Tiên đoán,
ngoại suy xu hướng, dự báo tổng
hợp,…[1],[2].
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị
tham gia công tác phân tích dữ liệu và dự
báo phục vụ việc lập và triển khai các kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội như: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin và Dự
báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, Viện Chiến
lược phát triển, Tổng cục Thống kê và Vụ
Tổng hợp kinh tế quốc dân,… Bên cạnh đó,
bài toán phân tích dữ liệu và dự báo đã được
một số nhà quản lý, chuyên gia kinh tế
nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp ứng
dụng vào một số lĩnh vực cụ thể: Phân tích
và dự báo tình hình tài chính [9], tiền tệ [7],
hoạch định và điều hành chính sách tài chính
*
Tel: 0987 118623
[5], xây dựng mô hình dự báo chỉ số thống
kê xã hội chủ yếu [4], dự báo biến động giá
chứng khoán [8], dự báo sự tác động của vốn
đầu tư từ nước ngoài [10], dự báo giá một số
mặt hàng tư liệu sản xuất [6]. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này chưa tập trung nhiều
vào việc dự báo doanh thu cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nhằm có được những kế
hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả cao.
Một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ là chỉ tiêu doanh
thu. Doanh thu là tổng giá trị các mặt hàng
sản phẩm của doanh nghiệp đã được tiêu thu
và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng
hợp phản ánh kết quả kinh doanh, là cơ sở để
đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xuất phát trong hoàn cảnh đó, bài báo này đề
xuất giải pháp xây dựng hệ thống phân tích
dữ liệu và dự báo doanh thu cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên cơ sở thu thập, phân tích và
kiểm định dữ liệu từ đó đưa ra những giải
pháp xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất
kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ DỰ BÁO
KINH TẾ
Quy trình phân tích và dự báo
Quy trình phân tích và dự báo được chia thành 9
bước. Các bước này bắt đầu và kết thúc với sự
191
Nitro PDF Software
100 Portable Document Lane
Wonderland
Nguyễn Văn Huân và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
135(05): 191 - 198
trao đổi, hợp tác và cộng tác giữa những người
sử dụng và những người làm dự báo.
+ Nguồn thông tin thứ cấp:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bên ngoài: sách báo, tạp chí, internet, các tài
liệu thống kê,…
- Các mục tiêu liên quan đến các quyết định
cần đến dự báo phải được nói rõ. Nếu quyết
định vẫn không thay đổi bất kể có dự báo
hay không thì mọi nỗ lực thực hiện dự báo
cũng vô ích.
- Nếu người sử dụng và người làm dự báo có
cơ hội thảo luận các mục tiêu và kết quả dự
báo sẽ được sử dụng như thế nào, thì kết quả
dự báo sẽ có ý nghĩa quan trọng.
Bước 2: Xác định dự báo cái gì
Bên trong: nội bộ công ty, sổ sách kế toán.
- Cần phải lưu ý dạng dữ liệu sẵn có ( thời
gian, đơn vị tính,…).
- Dữ liệu thường được tổng hợp theo cả biến
và thời gian, nhưng tốt nhất là thu thập dữ
liệu chưa được tổng hợp.
- Cần trao đổi giữa người sử dụng và người
làm dự báo.
Bước 5: Lựa chọn mô hình
Khi các mục tiêu tổng quát đã rõ ta phải xác
định chính xác là dự báo cái gì.
- Để chọn một phương pháp dự báo thích hợp
người làm dự báo phải:
Bước 3: Xác định khía cạnh thời gian
+ Xác định bản chất của vấn đề dự báo.
Có 2 loại khía cạnh thời gian cần xem xét:
+ Bản chất của dữ liệu đang xem xét.
- Thứ nhất: Độ dài dự báo, cần lưu ý:
+ Mô tả các khả năng và hạn chế của các
phương pháp dự báo ...