Danh mục

Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong giai cấp nông dân nhằm tăng cường liên minh công - nông - trí thức trong điều kiện hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.48 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong giai cấp nông dân nhằm tăng cường liên minh công - nông - trí thức trong điều kiện hiện nay" góp phần làm rõ những vấn đề nảy sinh trong giai cấp nông dân và đề xuất một số giải pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh nhằm tăng cường liên minh công - nông - trí thức trong điều kiện hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong giai cấp nông dân nhằm tăng cường liên minh công - nông - trí thức trong điều kiện hiện nay Trường Đại học Mỏ - Địa chất GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG GIAI CẤP NÔNG DÂN NHẰM TĂNG CƯỜNG LIÊN MINH CÔNG - NÔNG - TRÍ THỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Nguyễn Thị Thúy Hà* Đoàn Mạnh Hùng** Tóm tắt: Giai cấp nông dân là lực lượng đông nhất trong nhân dân, được Chủ tịch Hồ ChíMinh xác định là “đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân” và là “quân chủ lực của cáchmạng”. Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong giai cấp nông dân nhằm tăng cường liên minh công- nông - trí thức là vấn đề luôn là vấn đề đòi hỏi cần được nhìn nhận, đánh giá một cách khoa học,nghiêm túc. Có đánh giá đúng thức trạng, những vấn đề nảy sinh mới có thể đề xuất những giải phápthiết thực, khả thi nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong giai cấp nông dân để tăng cường khốiliên minh công, nông, trí thức hiện nay. Bài viết góp phần làm rõ những vấn đề nảy sinh trong giaicấp nông dân và đề xuất một số giải pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh nhằm tăng cường liênminh công - nông - trí thức trong điều kiện hiện nay. Từ khoá: Giải quyết, vấn đề, nảy sinh, giai cấp nông dân, tăng cường, liên minh, công - nông -trí, hiện nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giai cấp nông dân Việt Nam có vai trò to lớn trong suốt chiều dài phát triển của đất nước. Chủtịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “… nông dân ta chí khí rất anh dũng, kinh nghiệm rất nhiều, lựclượng rất to. Điều đó đã tỏ rõ trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Nếu lãnh đạo và tổ chức tốt,thì khó khăn gì họ cũng khắc phục được, việc gì to lớn mấy họ cũng làm được”1; giai cấp nông dânđã trở thành “đội quân chủ lực của cách mạng”2, “một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồngminh rất trung thành của giai cấp công nhân”3. Bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấtlà từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách đểngười nông dân lập nên những kỳ tích ngay trên mảnh ruộng và luống cày của họ. Có thể nói rằng,chính nông nghiệp, nông dân và nông thôn là khâu đột phá, mở màn cho công cuộc đổi mới ở ViệtNam. Thực tiễn cho thấy, những nảy sinh trong giai cấp nông dân đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏicần phải được nhận thức và giải quyết một cách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa liên minh công- nông - trí thức trong điều kiện mới hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Những vấn đề nảy sinh trong giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay Qua gần 35 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và cónhững quyết sách nhằm phát huy tối đa vị trí, vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong tiến trình* ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.** ThS. Học viện Chính trị khu vực I.1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.493.2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.288.3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.248.290Khoa học xã hội với sự phát triển bền vữngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Chặng đườngphát triển từ “kinh tế hộ” đến phong trào “liên kết bốn nhà”, chính sách tam nông, chương trình xâydựng nông thôn mới hiện nay là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình đổi mới tư duy, đổi mới cơ chếchính sách của Đảng đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Mục tiêu của các chính sách đó lànhằm tăng cường vai trò của giai cấp nông dân, khẳng định vị trí của giai cấp nông dân trong khốiliên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở Việt Nam nông dân vẫn là bộ phận dân cư đông đảo nhất ở nước ta (chiếm gần 70% dân sốvà trên 50% lực lượng lao động xã hội)1; nông dân Việt Nam có truyền thống tốt đẹp, luôn trung thànhvới Đảng, có đóng gió to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo,giai cấp nông dân cùng nhân dân cả nước tạo nên những thành tựu to lớn trên mặt trận sản xuất nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói,giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân; năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 9,6% (theo tiêuchí mới), thu nhập bình quân đầu người tăng gần 2 lần so với năm 2008. Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành,chăm sóc sức khỏe ngày càng được Nhà nước quan tâm hơn. Trình độ dân trí được nâng lên và ngày càngthích ứng với cơ chế thị trường; dân chủ được mở rộng, quyền làm chủ của nông dân được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: