Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể. Hệ thần kinh tự chủ có hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, gồm có các trung khu thực vật nằm ở: + Não và tủy sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải thích cái đau của các dây thần kinh autonomic Giải thích cái đau của các dây thần kinh autonomic1. Đại cương về hệ thần kinh tự chủ (autonomic nerves system):Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môitrường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể.Hệ thần kinh tự chủ có hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, gồm có các trungkhu thực vật nằm ở:+ Não và tủy sống.+ Các hệ thống hạch cạnh sống và hạch ngoại vi.+ Các đường dẫn truyền của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm nằm trongthành phần các dây thần kinh sọ não, tủy sống và các dây thần kinh tự chủ.+ Sự phân bố khoanh đoạn của thần kinh tự chủ không t ương ứng với sự phân bốcủa thần kinh cảm giác: từ C8 đến D3 phân bố cho mặt, cổ; từ D4 -D7 phân bố chotay; từ D8-L3 phân bố cho chân.+ Đối với nội tạng, sự phân bố thần kinh ít mang tính chất khoanh đoạn.+ Sự dẫn truyền xung động của hệ thần kinh tự chủ chậm, vì hầu hết các sợi khôngcó bao myelin hay bao myelin rất mỏng (sợi tiền hạch có bao myelin, sợi hậu hạchkhông có bao myelin).+ Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm cân đối nhau, khi mất sựcân đối này sẽ gây rối loạn.+ Đối với một số cơ quan, tổ chức, nếu xét riêng rẽ sẽ thấy có sự khác nhau vềchức năng của hệ giao cảm và phó giao cảm, nhưng thực tế trong cơ thể đó là mộtsự hoạt động thống nhất được thể hiện ở bảng dưới đây:Cơ quan đích Hệ giao cảm Hệ phó giao cảmMắt. Giãn đồng tử, lồi mắt, rộng khe mi. Co đồng tử, thụt nhãn cầu, hẹp khe mi.Tuyến nước bọt. Tiết nước bọt đặc, ít. Loãng, nhiều.Tim. Tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Giảm nhịp tim, giảm huyết áp.Phế quản. Giãn. Co.Ruột, dạ dày. Giảm nhu động, giảm tiết dịch Tăng nhu động, tăng tiết dịchMạch máu. Co mạch. Giãn mạch.Da. Co mạch, tái nhợt. Giãn mạch, đỏ.Chất gây hưng phấn. Adrenalin, ephedrin, canxi... Achetylcholin, eserin, kali...Chất gây ức chế. Chlohydrat, bromua. Atropin, scopolamin.2. Đại cương về cảm giác đau:2.1. Định nghĩa đau:Đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tếbào. Đau là kinh nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từngngười, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và phải tìm ranguyên nhân để chữa.Đau cũng được định nghĩa là cảm giác tạo ra bởi hệ thống thần kinh khi có tácđộng tại các thụ cảm thể nhận cảm đau (tiếng Anh: nociceptor)Đau là một yếu tố quan trọng của sự sinh tồn. Nhờ biết đau mà con vật có phảnứng, theo phản xạ hay kinh nghiệm, tránh để không tiếp tục bị chấn th ương.2.2.Cơ sở sinh học của cảm giác đau:Cơ sở sinh học của cảm giác đau bao gồ m cơ sở giải phẫu, sinh lý, sinh hóa, nócho phép giải mã được tính chất, thời gian, cường độ và vị trí của cảm giác đau.Cảm giác đau xuất hiện tại vị trí tổn thương là một phản xạ tích cực để cơ thể phảnxạ đáp ứng lại nhằm loại trừ tác nhân gây đau.2.2.1Sự nhận cảm đauThụ cảm thể: bắt đầu từ các thụ cảm thể phân bố khắp nơi trong cơ thể, gồm cácloại thụ cảm thể nhận cảm đau thuộc cơ học, hóa học, nhiệt và áp lực.Các chất trung gian hoá học: Cơ chế nhận cảm đau của các thụ cảm thể chưa đượcbiết rõ ràng. Có thể các tác nhân gây đau đ ã kích thích các tế bào tại chỗ giảiphóng ra các chất trung gian hóa học như các kinin (bradykinin, serotonin,histamin), một số prostaglandin, chất P... Các chất trung gian này sẽ tác động lênthụ cảm thể nhận cảm đau làm khử cực các thụ cảm thể này và gây ra cảm giácđau.2.2.2 Sự dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sốngSự dẫn truyền cảm giác từ ngoại vi vào tủy sống do thân tế bào neuron thứ nhấtnằm ở hạch gai rễ sau đảm nhiệm. Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác (hướngtâm) gồm các loại có kích thước và tốc độ dẫn truyền khác nhau như sau:• Các sợi Aα và Aβ (týp I và II) là những sợi to, có bao myelin, tốc độ dẫn truyềnnhanh, chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể (cảm giác sâu, xúc giác tinh).• Các sợi Aδ (týp III) và C là những sợi nhỏ và chủ yếu dẫn truyền cảm giác đau,nhiệt và xúc giác thô. Sợi Aδ có bao myelin mỏng nên dẫn truyền cảm giác đaunhanh hơn sợi C không có bao myelin. Vì vậy người ta gọi sợi Aδ là sợi dẫntruyền cảm giác đau nhanh, còn sợi C là sợi dẫn truyền cảm giác đau chậm.2.2.3Đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên nãoĐường dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và xúc giác thô (sợi Aδ và C) đi từ rễ sauvào sừng sau tủy sống, ở đó các axon của neurone thứ nhất hay neurone ngoại vikết thúc và tiếp xúc với neurone thứ hai trong sừng sau tủy sống theo các lớp khácnhau (lớp Rexed). Các sợi Aδ tiếp nối synapse đầu tiên trong lớp I (viềnWaldeyer) và lớp V, trong khi sợi C tiếp nối synapse đầu tiên trong lớp II (còn gọilà chất keo Rolando)Các sợi trục của neurone thứ hai này chạy qua mép xám trước và bắt chéo sang cộtbên phía đối diện rồi đi lên đồi thị tạo thành bó gai thị.• Bó tân gai thị: dẫn truyền lê ...