Thông tin tài liệu:
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định cứng rắn như cắt giảm nhân công. Tuy nhiên, giải pháp êm thắm nhất cho các công ty là: “Nghỉ phép bắt buộckhông trả lương”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảm chi phí nhân công Giảm chi phí nhân côngTrong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp phải đưa ranhững quyết định cứng rắn như cắt giảm nhân công. Tuy nhiên,giải pháp êm thắm nhất cho các công ty là: “Nghỉ phép bắt buộckhông trả lương”.Mời các bạn theo dõi bài Giảm chi phí nhân công do Kim Quitrình bày.Công ty Xây dựng D.D. Ford tại Santa Barbara, California rơi vàotình trạng khốn khó khi thị trường chứng khoáng lên xuống thấtthường và thị trường bất động sản suy sụp mạnh vào cuối năm2008.Chủ tịch Doug Ford đã cắt giảm công tác phí hằng tháng củamình và đang chuẩn bị cắt giảm nhân sự thì quản lí nhân sự củaông đưa ra đề án “nghỉ phép bắt buộc không trả lương”.Kế hoạch được xúc tiến. Mặc dù chỉ có tính chất tạm thời, đề ánnhanh chóng chứng tỏ hiệu quả cao khi tiết kiệm 60.000 USDtrong tổng số lương phải trả hằng tháng cho nhân viên.Đồng thời, giải pháp “nghỉ phép bắt buộc không hưởng lương”này giúp công ty tránh tình trạng cắt giảm nhân sự (Cắt giảmnhân sự là điều mà chẳng doanh nghiệp nào muốn, vì sẽ dẫn đếnviệc phải chi nhiều để thuê và đào tạo lại nhân viên sau này).Phản ứng của nhân viên về việc “nghỉ phép bắt buộc không trảlương”? Theo lời Ông Ford: “Các nhân viên cũng chẳng muốnchia tay với bất kỳ đồng sự nào. Tất cả họ đều mong rằng có thểcùng gánh vác những khó khăn mà công ty đang gặp phải. Điềunày thật tuyệt để hình thành khối đoàn kết trong công ty.”Việc thực hành kế hoạch “nghỉ phép bắt buộc” mang lại khá nhiềulợi ích cho doanh nghiệp lẫn nhân viên. Tuy nhiên, doanh nhâncần nắm rõ và thực thi đúng luật, phù hợp với nhân viên bán thờigian hoặc nhân viên chính thức.Đối với nhân viên bán thời gian trả lương theo giờ thì chỉ cần cắtbớt giờ làm việc của họ. Tuy nhiên, đối với nhân viên chính thứcthì phức tạp hơn nhiều. Theo luật, nhân viên chính thức có làmthì có lương. Làm ngày nào trả lương ngày đó. Chỉ không trảlương khi họ tự xin nghỉ. Chứ không có quyền ép buộc họ nghỉ đểgiảm lương.Sau đây là một số điều cần chú ý:Quan tâm đến nguồn nhân lực. Nghiên cứu luật lao động ViệtNam, tham khảo ý kiến nhà tư vấn để biết giới hạn nào doanhnghiệp cần tuân theo trong việc cắt giảm giờ làm để giảm trảlương cho nhân viên.Phác thảo hợp đồng – thông tin chi tiết. Thông báo và hướngdẫn nhân viên biết rõ những điều khoản khi áp dụng phương án“nghỉ phép bắt buộc không trả lương”. Bản hợp đồng phải đưa ranhững chỉ dẫn hết sức rõ ràng, minh bạch, tránh làm nhân viênhoang mang. Hãy bảo đảm là mọi nhân viên được cung cấp đầyđủ thông tin.Họ cần được biết tình hình hiện tại của doanh nghiệp: cầnphải cắt giảm giờ làm để giảm phí nhân công. Họ cũng cần biết rõtiền lương, trợ cấp, phúc lợi sẽ giảm thế nào. Nên tổ chức mộtbuổi tọa đàm để thảo luận những ảnh hưởng của việc áp dụngbiện pháp này đến lương và trợ cấp cho nhân viên. Đồng thời,trấn an họ rằng áp dụng cách thức này chỉ có tính chất tạm thờivà sẽ kết thúc vào thời điểm cụ thể là ngày X tháng Y năm Z.Cố gắng đưa ra nhiều lựa chọn. Nếu có thể, doanh nghiệp hãyđể nhân viên chọn ngày nghỉ của mình. Ví dụ như ở Công ty Xâydựng D.D. Ford, tất cả các nhân viên trong cùng một phòng banchọn số lượng ngày nghỉ giống nhau, và cùng thống nhất ngàynghỉ đó. Theo Ông Ford, làm như vậy, nhân viên cảm thấy mìnhcó chút quyền quyết định công việc của mình.