Danh mục

Giảm gánh nặng hành chính thuế bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai, nộp thuế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.56 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, ngành thuế đã triển khai rất nhiều phần mềm ứng dụng và xây dựng hạ tầng mạng truyền thông thống nhất trong toàn ngành phục vụ công tác quản lý thuế, đồng thời mở rộng cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng, thực hiện minh bạch hóa thủ tục thuế, cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuận tiện, hỗ trợ người nộp thuế,... từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cũng như giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảm gánh nặng hành chính thuế bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai, nộp thuế GIẢM GÁNH NẶNG HÀNH CHÍNH THUẾ BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KÊ KHAI, NỘP THUẾ ThS. Trần Anh Quyết Công ty TNHH đầu tư phát triển Hướng Nghiệp Tóm tắt Thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011-2020, ngành thuế từng bước hoàn thành các chương trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế theo kế hoạch đề ra. Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, ngành thuế đã triển khai rất nhiều phần mềm ứng dụng và xây dựng hạ tầng mạng truyền thông thống nhất trong toàn ngành phục vụ công tác quản lý thuế, đồng thời mở rộng cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng, thực hiện minh bạch hóa thủ tục thuế, cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuận tiện, hỗ trợ người nộp thuế,... từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cũng như giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế. Trong đó, công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý thuế của ngành đã có hiệu quả to lớn, thiết thực cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT). Từ khóa: Ngành thuế, thuế, công nghệ thông tin (CNTT), tài chính, người nộp thuế. 1. Vai trò của công nghệ thông tin ngành thuế Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những giải pháp nhằm đạt mục tiêu của cải cách hành chính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máy hành chính Nhà nước; làm cho bộ máy chuyển từ chức năng “chèo thuyền” sang “lái thuyền”, chuyển từ cơ chế hành chính “xin cho” sang cơ chế hành chính “phục vụ” và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm soát được lãng phí, thất thoát và tham nhũng. Do vậy, chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ tập trung vào các mục tiêu: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Trong đó, CNTT tham gia vào tất cả các nhiệm vụ của cải cách hành chính song được thể hiện rõ nhất trên hai phương diện: (i) Trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính Nhà nước, giữa các cơ quan hành 353 chính Nhà nước với nhau; (ii) Trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011, xác định: Bên cạnh việc xây dựng một thể chế chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, minh bạch, cần xây dựng: Quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; Nguồn nhân lực có chất lượng; Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách hành chính thuế. Trong đó, Ứng dụng CNTT và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế được xem như là một mục tiêu trọng tâm. Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn với những con số cụ thể: Giai đoạn từ 2011-2015, tối thiểu 60% doanh nghiệp (DN) sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% DN thực hiện đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; số tiền thuế được nộp qua hệ thống ngân hàng đạt tối thiểu 80% số thuế đã kê khai. Đến giai đoạn 2016-2020, tối thiểu 90% DN sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% DN thực hiện đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; số tiền thuế được nộp qua hệ thống ngân hàng đạt tối thiểu 90% số thuế đã kê khai. 2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế hiện nay Trước khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi, ngành thuế tồn tại khá nhiều bất cập trong công tác xử lý hành chính thuế. Đặc biệt, trình độ về CNTT tại một số DN còn thấp, nên việc thực hiện khai thuế điện tử còn nhiều lúng túng; điều kiện áp dụng CNTT (máy tính, đường truyền,…) cũng ảnh hưởng đến chất lượng khai thuế điện tử; tâm lý một số DN không muốn thay đổi phương thức kê khai thủ công sang điện tử vì phải chi phí cho việc mua chứng thư số và dịch vụ khai thuế qua mạng,… gây ra nhiều trì hoãn, chậm trễ trong công tác đưa công nghệ thông tin vào sử dụng khi kê khai quản lý thuế. Thêm vào đó, số lượng đối tượng nộp thuế lớn, địa bàn rộng khắp trong khi nguồn nhân lực của cơ quan thuế còn hạn chế, dẫn đến nhiều bất cập khi thực hiện. Mặt khác, việc quản lý thuế được thực hiện chủ yếu thủ công, gây ra nhiều sai sót về mặt số liệu. 354 Sau đó, thực hiện theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015, ngành thuế đã tích cực triển khai mà mở rộng một số hệ thống như: khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, nộp thuế đất đai, hộ cá nhân điện tử, nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử, cấp hóa đơn điện tử có xác thực, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về thuế. Kết quả đạt được, đến nay hệ thống khai thuế qua mạng đã được triển khai cho 63 Cục Thuế và 100% các Chi cục Thuế trực thuộc. Cả nước đã có trên 535 nghìn doanh nghiệp kê khai qua mạng, đạt 99,59% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Đồng thời, hệ thống đã tiếp nhận và xử lý hơn 31,6 triệu hồ sơ kê khai thuế điện tử. Hệ thống nộp thuế điện tử của cơ quan thuế hiện tại được triển khai theo mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục Thuế. Đến tháng 6/2016, tổng số doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử qua cổng của Tổng cục Thuế là trên 513 nghìn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ trên 95,5% số doanh nghiệp đang hoạt động. Tổng số doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng dịch vụ với một trong số các Ngân hàng đã cung cấp dịch vụ là trên 492 nghìn doanh nghiệp đạt tỷ lệ 80,21%. Tổng số tiền đã nộp vào NSNN qua cổng nộp thuế điện tử c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: