Danh mục

Giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.23 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những đổi mới quan trọng trong xu hướng giảng dạy môn Nguyên lý kế toán hiện nay là tiếp cận theo người sử dụng thông tin thay vì người làm ra thông tin. Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Mở TPHCM đã triển khai theo hướng này từ năm 2011. Bài viết "Giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin" xem xét các lập luận, kinh nghiệm trên thế giới về vấn đề này, cách thức tiếp cận tại một số trường đại học tại Việt Nam và khảo sát việc áp dụng tại trường Đại học Mở TPHCM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin Giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin Trần Tuyết Thanh Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TP.HCM Tóm tắt Một trong những đổi mới quan trọng trong xu hướng giảng dạy môn Nguyên lý kế toán hiện nay là tiếp cận theo người sử dụng thông tin thay vì người làm ra thông tin. Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Mở TPHCM đã triển khai theo hướng này từ năm 2011. Bài viết này xem xét các lập luận, kinh nghiệm trên thế giới về vấn đề này, cách thức tiếp cận tại một số trường đại học tại Việt Nam và khảo sát việc áp dụng tại trường Đại học Mở TPHCM. Từ khóa: Giảng dạy Kế toán; Nguyên lý kế toán; Tiếp cận theo người sử dụng thông tin. 1. Giới thiệu Theo quan điểm truyền thống, Nguyên lý kế toán được xem là môn học nhập môn về kế toán và mục tiêu của môn học là cung cấp các kiến thức và kỹ năng thực hành kế toán để tiếp tục học các môn khác về kế toán. Ngày nay, kế toán trong một tổ chức kinh tế không thể tách rời khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp, cũng như không thể tách rời khỏi nhu cầu thu hút vốn của tổ chức. Vì vậy, người kế toán phải dần rũ bỏ hình ảnh cổ xưa là cặm cụi ghi chép nghiệp vụ kinh tế mà thay vào đó là hình ảnh của nhà tư vấn hay chuyên gia kinh tế, tài chính. Để đạt được hình ảnh người kế toán hiện đại đó, nhận thức của người làm kế toán phải được thay đổi và việc thay đổi phải được bắt đầu từ môn học Nguyên lý kế toán. Môn học không nên tập trung quá nhiều vào việc thực hành kế toán mà phải giúp người học hiểu được thông tin kế toán sẽ tác động đến các đối tượng sử dụng thông tin cũng như tác động trở lại với hoạt động kinh doanh của tổ chức như thế nào. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Nguyên lý kế toán là môn học cơ sở cho tất cả các sinh viên thuộc khối 27 ngành kinh tế và quản trị. Việc đổi mới theo xu hướng trên giúp các sinh viên không thuộc ngành kế toán dễ tiếp cận hơn với kế toán. Trên thế giới và đặc biệt từ Hoa Kỳ, quá trình đổi mới giảng dạy Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin đã được kêu gọi trong Báo cáo thực trạng số 2: Môn học nhập môn kế toán của Ủy ban Đổi mới Đào tạo Kế toán Hoa Kỳ năm 1992. Với yêu cầu kế toán hướng đến người sử dụng thông tin, Khoa Kế toán- Kiểm toán trường Đại học Mở TP.HCM (sau đây sẽ được gọi tắt là Khoa) đã đưa vào giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo cách thức đổi mới từ năm 2011. Chương trình giảng dạy môn học này được áp dụng chung cho sinh viên chuyên ngành (kế toán, kiểm toán) và không chuyên ngành (kinh tế luật, công nghệ thông tin, xây dựng, quản trị kinh doanh…) với mục tiêu cơ bản của môn học là giúp sinh viên học về kế toán như một chức năng phát triển và truyền đạt thông tin nhằm hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định kinh tế và các kiến thức và kỹ năng được cung cấp trong môn học này phải có lợi cho việc học sau này ngay cả khi sinh viên không tiếp tục học trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt chú trọng đến kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề không có khuôn mẫu sẵn. Để thực hiện chương trình đổi mới thì quan điểm dạy và học cũng sẽ phải thay đổi. Người học sẽ phải chủ động hơn trong việc tương tác với giảng viên trong quá trình học tập và giảng viên phải tạo môi trường học tập tích cực, lấy sinh viên làm trung tâm, trên nền tảng kết hợp với phương pháp giảng dạy phù hợp. Chỉ khi có sự cộng hưởng giữa người dạy và người học một cách tích cực thì mới đảm bảo đạt được mục tiêu môn học trên. Bài viết này được thực hiện với mong muốn trao đổi thông tin và chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới giảng dạy môn Nguyên lý kế toán tại Khoa. Trong phần thứ nhất, bài viết hệ thống lại nghiên cứu tại Hoa Kỳ về nhận thức đối với việc đổi mới giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin, tác động của sự thay đổi mục tiêu đến chất lượng các môn học sau trong ngành kế toán và sự chuyển đổi trong thực tế đã diễn ra như thế nào. Tiếp theo, bài viết tìm hiểu cách thức giảng dạy hiện nay tại các trường đại học Việt Nam thông qua so sánh đề cương giảng dạy môn học của một vài trường Đại học phía Nam. Phần cuối, tác giả thực hiện một khảo sát về kết quả áp dụng đổi mới tại Trường Đại học Mở TPHCM và nêu một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình đổi mới. 28 2. Các nghiên cứu về giảng dạy tiếp cận theo người sử dụng thông tin Sau khi Ủy ban Đổi mới Đào tạo Kế toán Hoa Kỳ đưa ra các khuyến cáo về đổi mới giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin, nhiều trường đại học đã tiến hành thay đổi cách thức giảng dạy môn học này. Nhiều tác giả cũng xây dựng các giáo trình mới theo hướng này. Để có một cái nhìn đầy đủ hơn, trong phần này, tác giả hệ thống lại một số nghiên cứu khảo sát quan điểm của các Khoa đào tạo không phải là chuyên ngành kế toán, quan điểm của các GV giảng các môn kế toán chuyên ngành, tác động của sự thay đổi mục tiêu đến chất lượng các môn học sau trong ngành kế toán và sự chuyển đổi trong thực tế (Bảng 1) Khảo sát của Cherry et al (1983) cho thấy các giảng viên giảng chuyên ngành kế toán nhìn chung ủng hộ cách tiếp cận theo người sử dụng khi cho rằng báo cáo tài chính (đầu ra của kế toán) giữ vai trò quan trọng nhất trong môn Nguyên lý kế toán trong khi những vấn đề kỹ thuật ghi chép (ghi sổ kép, các khoản mục báo cáo tài chính) chỉ ở mức trung bình. Đối với các Khoa đào tạo không phải chuyên ngành, sự ủng hộ rõ rệt đối với cách tiếp cận về phía người sử dụng. Họ cho rằng báo cáo tài chính là quan trọng nhất và các vấn đề xử lý kỹ thuật được xếp hạng thấp nhất (Cherry et al, 1996). Điều này có thể giải thích bởi các đối tượng không phải chuyên ngành không cần thiết các kiến thức và kỹ năng xử lý số liệu kế toán. Về ả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: