Danh mục

Giáo án bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật sác lơ - Lý 10 - GV.M.Tùng

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 194.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học sinh phát biểu được định nghĩa quá trình đẳng tích. Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Sác-lơ. Nhận biết và vẽ được dạng của đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T); chỉ ra được các đặc điểm của nó.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật sác lơ - Lý 10 - GV.M.TùngBÀI 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠI. CÁC KẾT LUẬN CẦN XÂY DỰNG VÀ CÂU HỎI ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ TƯƠNG ỨNGKết luận: 1. Định luât Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.\(p \sim T \Rightarrow \frac{p}{T} = \) hằng số2. Trong hệ tọa độ ( p, T ) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng: Với một lượng khí xác định, nếu thể tích của lượng khí được giữ không đổi thì áp suất và nhiệt độ của lượng khí đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?II. MỤC TIÊU DẠY HỌCPhát biểu được định nghĩa quá trình đẳng tích.Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Sác-lơ.Nhận biết và vẽ được dạng của đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T); chỉ ra được các đặc điểm của nó.Đề xuất được phương án thí nghiệm và biết cách xử lý kết quả thu được từ thí nghiệm để rút ra mối liên hệ giữa áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T trong quá trình đẳng tích.Vận dụng được định luật Sác-lơ để giải các bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập đơn giản.III. SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG KIẾN THỨC IV. NHIỆM VỤ CÁC GÓC1. Góc trải nghiệm (8 phút)Thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ thí nghiệm đã cho để tìm mối liên hệ giữa p, T.Thu thập, ghi kết quả vào bảng số liệu và xử lý kết quả thí nghiệm.Hoàn thành phiếu học tập số 1.Kết luận.2. Góc quan sát (8 phút)Quan sát thí nghiệm trên máy tính trong phần mềm hỗ trợ dạy học mà giáo viên đã làm: Xét sự thay đổi trạng thái của một lượng khí xác định khi cho T và P thay đổi; V được giữ nguyên.Hoàn thành phiếu học tập số 2.Kết luận.3. Góc phân tích (8 phút)Hoàn thành phiếu học tập số 3.Kết luận.4. Góc áp dụng (8 phút)Suy luận từ thuyết động học phân tử chất khí để tìm ra mối liên hệ định tính p, T (chưa cần tìm ra công thức), từ đó giải thích hiện tượng nút chai bị bật ra khi ta đem hơ nóng không khí trong chai.Rèn luyện tư duy logic cho học sinh.Kết luận.V. DỤNG CỤ VÀ PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC GÓC1. Góc trải nghiệm♦ Bộ thí nghiệm thực hành như hình 30.2 đã lắp ráp.♦ Phiếu học tập số 1: trả lời các câu hỏiCâu1: Nêu tác dụng của từng dụng cụ thí nghiệm?Câu 2: Tiến hành thí nghiệm đo áp suất p và nhiệt độ T của lượng khí trong xi lanh khi được giữ nguyên thể tích V1.Làm lại thí nghiệm trên khi ta cho thể tích của lượng khí cố định ở giá trị V2.Bảng kết quả:- Ở thể tích V1p (105 Pa)T (K)\(\frac{p}{T}\)- Ở thể tích V2p (105 Pa)T(K)\(\frac{p}{T}\)Câu 3: Nhận xét về kết quả trong mỗi bảng thí nghiệm và trong hai bảng thí nghiệm với nhau? Rút ra kết luận?2. Góc quan sát♦ Máy tính có cài phần mềm hỗ trợ dạy học Crocodile.♦ Phiếu học tập số 2: Nhiệm vụQuan sát trên máy tính trong phần mềm hỗ trợ dạy học mà giáo viên đã làm thí nghiệm: Xét sự thay đổi trạng thái của một lượng khí xác định khi cho T và p thay đổi; thể tích V được giữ cố định ở lần lượt các giá trị V1, V2.Nhận xét mối quan hệ của p, T trong quá trình đẳng tích.Kết luận.3. Góc phân tích♦ Sách giáo khoa.♦ Phiếu học tập số 3: Cho đồ thị như hình vẽ biểu diễn mối liên hệ giữa p, T trong sự thay đổi trạng thái với lượng khí xác định khi V= const.Nhiệm vụ:Câu 1: Từ đồ thị hãy nhận xét sự thay đổi của p và T đối với nhau như thế nào?Câu 2: Dựa vào đồ thị tìm mối liên hệ giữa p và T? Viết dạng toán học mối liên hệ đó?Câu 3: So sánh V1 và V2?4. Góc áp dụng♦ Tranh ảnh (mô hình) cái chai nút bằng gỗ, cao su.♦ Phiếu học tập số 4: Nhiệm vụCâu 1: Theo thuyết động học phân tử chất khí, nếu thay đổi trạng thái của một lượng khí xác định, giữ nguyên thể tích (V= const) thì quan hệ giữa p và T như thế nào? Giải thích?Câu 2: Giải thích hiện tượng nút chai thủy tinh bằng gỗ, hoặc cao su bị bật ra nếu ta đem hơ nóng vỏ chai?Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tronggiáo ánQuá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ.Để nắm bắt toàn bộnội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựngbài 30với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ởBài giảng Vật lý 10 - Bài 30:Quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơThầy côquan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:Hướng dẫn bài tậpSGKVật Lýlớp 10 Bài 30: Quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơgồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu cáccâu hỏitrongsách giáo khoa.Trắc nghiệm Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ- Vật lý 10gồm các bài tập trắc nghiệmcó đáp án và lời giải chi tiết>>Giáo án tiếp theo:Giáo án Vật lý 10Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng ...

Tài liệu được xem nhiều: