Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam ÁBÀI 8SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM ÁI. MỤC TIÊU BÀI HỌCSau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:1. Kiến thứcNhững nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.2. Tư tưởngGiúp HS biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch sử.3. Kỹ năngThông qua bài học,rèn luyện cho HS kỹ năng khái quát hóa sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á, kĩ năng về lập bảng thống kê về phát triển của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kỳ lịch sử.Biết khai thác nội dung tranh ảnh.II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌCTranh ảnh về con người và đất nước Đông Nam Á thời cổ và phong kiến.Lược đồ châu Á, lược đồ về các quốc gia Đông Nam Á.Cuốn lịch Đông Nam Á.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC1. Kiểm tra bài cũCâu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của Vương triều Mô-gôn?Câu hỏi 2: Vị trí Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ2. Dẫn dắt vào bài mớiĐông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa ly - văn hóa riêng biệt trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, từ những thế kỷ đầu của Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; tiếp đó khoảng thế kỷ IX - X các quốc gia Đông Nam Á được xác lập và phát triển thịnh đạt vào thế kỷ X - XV. Để hiểu điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.3. Tổ chức hoạt động trên lớpCác hoạt động của thầy và tròNhững kiến thức HS cần nắm vữngHoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân- Trước hết, GV treo lược đồ các quốc gia Đông Nam Á lên bảng và yêu cầu HS chỉ trên lược đồ hiện nay khu vực gồm những nước nào.- HS lên bảng chỉ lược đồ.- GV nhận xét và giới thiệu tên và vị trí trên lược đồ 11 quốc gia hiện nay.- Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Nêu những nét chung, những điểm tương đồng của các nước trong khu vực?- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và SGK trả lời câu hỏi.- GV nhận xét, bổ sung đồng thời trình bày và phân tích: Đông Nam Á có địa hình rộng, song địa hình phân tán bị chia cắt bởi những dãy núi và vùng nhiệt đới, nhưng thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng này điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt: mùa lạnh mát, mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước.- GV trình bày: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước có nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Mặt khác do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp như Óc Eo (An Giang, Việt Nam), Ta-ko-la (Mã Lai),...- GV nêu câu hỏi: Về mặt văn hóa, khu vực Đông Nam Á còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào? Ý nghĩa của sự ảnh hưởng đó?- GV có thể gợi ý về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực.- HS dựa vào kiến thức đã học ở bài Ấn Độ và đọc SGK để trả lời câu hỏi.- GV nhận xét và chốt ý: Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khu vực, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ gắn liền với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình. Nổi bật mỗi nước đều sáng tạo ra chữ viết riêng.- Đến đây GV kết luận: Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ là:+ Do việc sản xuất và buôn bán giữa các vùng, sự xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng.+ Do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình.Hoạt động 2: Cả lớp- GV trình bày trên lược đồ về tên gọi, vị trí tương đối và khoảng thời gian ra đời của các vương quốc Đông Nam Á.- GV chuyển ý: Các vương quốc cổ Đông Nam Á lúc đó còn nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi còn tranh chấp nhau, đó là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ, để rồi trên cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh.Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân- Trước hết GV trình bày: Trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia lấy một dân tộc hùng đông nhất làm nòng cốt, thường gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc.- Tiếp đó, GV giới thiệu trên lược đồ Đông Nam Á tên gọi và vị trí cuả từng nước: Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ me, các vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-va và Gia-va.- GV nêu câu hỏi: Các quốc gia phong kiến Đông ...