Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Lịch sử 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giớiBài 11Tình hình chung của các nước tư bảngiữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)I. Mục tiêu bài học1. Kiến thứcGiúp học sinh nắm được từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1914‑1918) các nước tư bản đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới chiến tranh thứ giới thứ IISau chiến tranh thế giới thứ nhất,một trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống hoà ước Véc Xai - Oasinttôn song chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc.Trong những năm 1918 - 1923, một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước tư bản đã dẫn tới sự ra đời của Tổ chức Quốc tế cộng sản đối lập với chủ nghĩa tư bản.Sau thời kỳ ổn định 1924 - 1929, các nước tư bản lâm vào cuộc đại khủng hoảng KT 1929 - 1933 gây hậu quả tai hại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến thế giới mới.Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản.2. Tư tưởng, tình cảmNhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của CNTB.Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới.3. Kỹ năngBiết quan sát, khai thác bản đồ, tranh ảnh để phân tích và rút ra kết luận.Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến cuộc CTTG thứ II.II. Thiết bị và tài liệu dạy họcLược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị Châu Âu 1914 - 1923Một số tranh ảnh có liên quan.Tài liệu tham khảo.III. Gợi ý Tiến trình tổ chức dạy học1. Kiểm tra bài cũCâu hỏi: Nêu những nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới và tác động của chính sách Kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga?2. Dẫn dắt vào bài mớiChiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc, một trật tự thế giới mới được thiết lập: trật tự vécxai - Oa sinhtơn nhưng mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa vẫn chưa được giải quyết, quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mong manh. Từ 1918 - 1939, trong sự phát triển chung của các cường quốc, các nước TB Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai.Vậy quá trình phát triển đó của các nước tư bản diễn ra như thế nào? Con đường (nguyên nhân) nào đã đưa tới cuộc chiến tranh thế giới thé hai? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được những vấn đề trên.3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớpHoạt động của thày và tròKiến thức cơ bản HS cần nắm vữngHoạt động 1: Cả lớp và cá nhân:- Trước hết, GV gợi cho HS nhớ lại kiến thức đã học về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đặc biệt là kết cục của chiến tranh.- Sau đó GV thông báo: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vecxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để ký kết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện Vecxai - Oasinhtơn nên thường gọi là hệ thống Vecxai - Oasinhtơn.- Giáo viên yêu cầu HS theo dõi vào lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị Châu Âu kết hợp với SGK1.Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hoà ước Vec xai-Oa sinh tơn- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hoà bình ở vecxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập mang tên hệ thống hoà ước Vecxai - Oasinhtơn.GV hỏi: Với hệ thống hoà ước Vecxai - Oasinhtơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này?- HS thảo luận, trả lời. HS khác bổ sung cho bạn.- GV củng cố và chốt ý, kết hợp giúp HS khai thác lược đồ: với hoà ước Vecxai - Oasinhtơn, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than. 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Đế quốc áo - Hungari trước kia không còn nữa mà bị ách tách ra thành 2 nước nhỏ khác nhau là áo và Hungari với diện tích nhỏ hơn trước rất nhiều. Trên đất đai áo - Hungari cũ, những nước mới được thành lập là Tiệp Khắc và Nam Tư. Một số đất đai khác thì cắt thêm cho Rumani và Italia. Nước Ba Lan cũng được thành lập với các vùng đất thuộc áo, Đức, Nga...- Hệ thống này mang lại nhiều lợi lộc cho nước thắng trận, xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc .Rõ ràng hệ thống Vecxai - Oasinhtơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước Anh, Pháp, Mỹ, xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nhiều quốc gia, dân tộc, gây nên những mâu thuẫn sâu ...