Mục tiêu bài học “Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh (Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)” là giúp cho HS nắm được nguyên nhân xâm lược châu Phi và Mĩ Latinh. Bên cạnh đó, các em còn hiểu được quá trình xâm lược châu Phi và Mĩ Latinh của các nước thực dân, đế quốc. Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Đồng thời cũng giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ cuộc đấu tranh chống CNTD. Hy vọng qua bộ sưu tập này, giáo viên sẽ có thêm kinh nghiệm thiết kế giáo án cho riêng mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Lịch sử 11 bài 5: Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh (Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)Bài 5.Châu phi và khu vực Mĩ La tinh thế kỷ XIX đầu thế kỷ xxI. Mục tiêu bài học1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm và hiểu rõ:- Vài nét về châu Phi, khu vực Mĩ- La tinh trước khi bị xâm lược.- Quá trình các nước đế quốc xâm lược và chế độ thực dân ở Châu Phi, Mĩ La Tinh.- Phong trào đấu tranh giành độc lập của Châu Phi, Mĩ La Tinh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.2. Về tư tưởngGiáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi, Mĩ La Tinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế.3. Về kỹ năngNâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận.II. Thiết bị - Tài liệu dạy họcBản đồ Châu Phi, bản đồ khu vực Mĩ La Tinh, tranh ảnh, tài liệu có liên quan.III. Gợi ý tiến trình Tổ chức dạy học trên lớp1. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Câu 2: Giải thích vì sao trong khu vực Đông Nam á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây.2. Dẫn dắt vào bài mới:Nếu thế kỷ XVIII thế giới chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến, thì thế kỷ XIX là thế kỷ tăng cường xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản âu - Mĩ. Cũng như Châu á, Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh không tránh khỏi cơn lốc xâm lược đó. Để hiểu được chủ nghĩa thực dân đã xâm lược và thống trị Châu Phi như thế nào, nhân dân các dân tộc ở đây đã đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớpHoạt động của thầy - tròKiến thức cơ bản học sinh cần nắm* Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhânGiáo viên dùng lược đồ Châu Phi cuối XIX đầu XX giới thiệu đôi nét về Châu Phi.- Vị trí địa lý: Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu có về tài nguyên khoáng sản, có nền văn hoá lâu đời. Châu Phi là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, là một trong những nơi xuất hiện con người sớm và có nền văn minh cổ đại rực rỡ (văn minh Ai Cập với những kim tự tháp khổng lồ, kỳ quan thế giới). Song ở thời cổ người ta mới chỉ biết đến Bắc Phi. Qua việc phát triển địa lý, đi sâu vào lục địa, người ta mới tìm thấy các miền khác của Châu Phi. Song đầu thời cận đại, Châu Phi hình thành hai miền chính: Bắc Phi và Nam Phi, hai miền có sự khác nhau rất lớn về sự phát triển xã hội, kinh tế cũng như chế độ chính trị.- Bắc Phi là vùng đất bao gồm từ Bắc Xahara đến Địa Trung Hải. Nhân dân ở đây theo đạo hồi. Bắc Phi bao gồm nhiều chế độ xã hội khác nhau. Trong khi một số thành phố đã bắt đầu xuất hiện những mầm sống của chủ nghĩa tư bản thì có nơi vẫn còn giữ chế độ bộ lạc, quan hệ phong kiến.- Nam Phi là vùng đất bao gồm từ Xahara đến mũi Hảo Vọng. Cơ cấu xã hội, kinh tế và tổ chức chính trị cũng có nhiều khác biệt. ở nhiều miền thuộc Tây Xu - đang và Ma-đa-xca thì chế độ phong kiến là quan hệ xã hội chủ yếu. Nhiều nơi còn giữ tàn tích của chế độ bộ lạc và nô lệ.- ở Châu Phi một số nơi biên giới chưa xác định rõ ràng nên thường xảy ra các cuộc xung đột giữa các quốc gia và bộ lạc với nhau.- Trước khi người Châu Âu chiếm và phân chia Châu Phi, phần lớn nhân dân ở đây đã biết dùng đồ sắt. Nghề dệt và nghề gốm phát triển, ngành chăn nuôi và trồng trọt phổ biến. Từ nửa sau thế kỷ XIX, cuộc sống yên ổn, tài nguyên phong phú và nền văn hoá lâu đời của nhân dân Châu Phi đã bị thực dân Châu Âu xâm phạm, phá hoại, cưỡng bức và đàn áp. Thực dân đã xâm lược thống trị Châu Phi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu quá trình các nước đế quốc xâm lược và phân chia Châu Phi.I. Châu Phi- Từ giữa thế kỷ XIX đến trước những năm 70 mới có 10,8% đất đai Châu Phi bị chiếm, đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỷ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi.- Giáo viên bổ xung đôi nét về kênh đào Xuy-ê: Nằm ở vùng Tây Bắc Ai Cập, nối liền biển đỏ với Địa Trung Hải. Kênh này do Công ty kênh Xuy-ê của Pháp - Ai Cập (Pháp chiếm 52% cổ phần, Ai Cập chiếm 44%) xây dựng, bắt đầu từ 4 - 1859 và hoàn thành vào năm 1869. Kênh có giá trị kinh tế, quân sự cao, đường thuỷ đi từ Châu Âu sang Châu á qua kênh Xuy-ê là gần nhất, giảm được 50% quãng đường. Trong chiến tranh thế giới thứ I và thứ II kênh Xuy-ê có vị trí chiến lược đặc biệt. Vì vị trí chiến lược quan trọng về giao thông, quân sự tạo điều kiện thuận lợi cho các đế quốc đua nhau xâu xé Châu Phi.* Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân:- Giáo viên sử dụng lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở Châu Phi cuối XIX đầu thế kỷ XX. Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ, quan sát SG ...