Danh mục

Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Số trang: 8      Loại file: doc      Dung lượng: 77.00 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Lịch sử 11 bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đạiBài 8Ôn tập lịch sử thế giới cận đạiI. Mục tiêu bài học1. Về kiến thứcCủng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống.2. Về tư tưởngCủng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài học.3. Về kỹ năngRèn luyện tốt hơn các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bản thống kê…II. Thiết bị, tài liệu dạy - họcBảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đạiTranh ảnh, lược đồ cho bài tổng kếtDùng các câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi lịch sử giúp hs ôn lại kiến thức đã học.III. Gợi ý tiến trình tổ chức dạy học1. Kiểm tra bài cũCâu hỏi: Những tác động của việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất?2.Giới thiệu bài mớiPhần lịch sử thế giới cận đại từ Cách mạng Hà Lan đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga có những nội dung: - Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB; - Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân .Để hiểu được các nội dung trên bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học.3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớpHoạt động của thày và tròKiến thức cơ bản HS cần nắm vữngGV hướng dẫn HS xác định cụ thể những sự kiện lịch sử cơ bản của thời cận đạiHoạt động 1.Yêu cầu hs làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi và điền vào bảng tổng kết:- Nhóm 1. Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử, hạn chế của các cuộc Cách mạng tư sản thế kỷ XVI – XIX ?- Nhóm 2. Hãy nêu những đặc điểm chung và đặc điểm riêng của các cuộc Cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI – XIX? - Nhóm 3. Khái niệm cách mạng tư sản (phân biệt với cách mạng xã hội chủ nghĩa về nguyên nhân, mục đích, lực lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa.- Các nhóm lên trình bày, GV chốt lại:- Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?Về nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách mạng tư sản: GV gợi ý HS nhớ lại rằng, trong lòng chế độ phong kiến đã hình thành và phát triển một lực lượng sản xuất mới, tiến bộ - sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc, dẫn tới một số cuộc cách mạng xã hội, mở đường cho chủ nghĩa tư bản được thắng lợi và sự suy vong của chế độ phong kiến. Nguyên nhân chung này được thể hiện cụ thể ở mỗi cuộc cách mạng. Ví như, cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ nổ ra là do nhân dân đấu tranh đòi giải phóng, đòi tự do phát triển kinh tế, văn hóa, các cuộc cách mạng khác có những nguyên nhân khác,...- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản GV cần hướng dẫn HS nêu rõ cụ thể (cách mạng tư sản Anh nổ a do vua Sác- lơ I tập hợp lực lượng chống Quốc hội; Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nổ ra nhân "sự kiện chè Bô - xtơn"…).- Về hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau.- GV hướng dẫn HS nhắc lại hình thức các cuộc cách mạng tư sản đã học: Chiến tranh giải phóng dân tộc; Nội chiến; Chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc; Sự thống nhất đất nước (từ trên xuống, từ dưới lên); cuộc Minh trị duy tân; Cải cách nông nô ở Nga …)- Kết quả, tính chất, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. GV hướng dẫn HS thấy rõ kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản đã học, được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và kết quả riêng của mỗi cuộc cách mạng. Từ đó, HS có thể giải thích, vì sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, song vẫn có những hạn chế.- Các nhóm khác tiếp tục trình bày, GV nhận xét và chốt lại các ý cơ bảnHoạt động 1.- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Vì sao sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản lại tiến hành cách mạng công nghiệp? Vì sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra sớm nhất ở Anh? Về hệ quả của cách mạng công nghiệp, GV hướng dẫn HS nhận thức hai mặt quan trọng: sự phát minh máy móc, đẩy mạnh sản xuất làm cơ sở cho việc giữ vững, phát triển chủ nghĩa tư bản và sự phân chia xã hội thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước lớn Âu - Mĩ vào những năm 1850 - 1870, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và việc các nước tư bản Âu - Mĩ chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, GV tập trung vào vấn đề:+ Sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp trong những năm 1850 - 1860 thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: