Danh mục

Giáo án Lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

Số trang: 15      Loại file: doc      Dung lượng: 89.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)Bài 9Cách mạng tháng mười nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo về cách mạng (1917 - 1921)I. Mục đích - yêu cầu1. Về kiến thứcHọc sinh nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX; hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng - cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười.Những nét chính về diễn biến của cuộc cách mạng tháng hai và cách mạng tháng mười 1917.Nội dung cuộc dấu tranh chống thù trong giặc ngoài.Ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của cách mạng tháng mười nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.2. Về tư tưởngBồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.Giáo dục cho học sinh thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng tháng Mười.3. Về kỹ năngBiết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga.Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.II. Thiết bị tài liệu dạy họcBản đồ nước Nga đầu thế kỹ XX (hoặc bản đồ châu Âu)Tranh ảnh về cách mạng tháng Mười Nga.Tư liệu lịch sử về cách mạng tháng Mười Nga và Lê Nin.III. Tiến trình Tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũCâu 1: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gômg những vấn đề nào?2. Dẫn dắt vào bài mớiĐầu thế kỷ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác động và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người đó là cách mạng tháng Mười Nga. Để hiểu được tại sao 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1917 chúng ta tìm hiểu bài 9.3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớpHoạt động của thầy và tròNhững kiến thức cơ bản học sinh cần nắm được* Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân- Giáo viên sử dụng bản đồ đế quốc Nga 1914 để học sinh quan sát thấy được vị trí của đế quốc Nga với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới chiếm 1/6 diện tích đất đai thế giới. Trên đất nước rộng lớn có hàng trăm dân tộc sinh sống, dân tộc đa số là người Nga. Người Nga rất đôn hậu, tốt bụng và giàu tình cảm.- Học sinh vừa nghe, quan sát lược đồ.- Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh quan sát sách giáo khoa những nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách mạng để thấy được.+ Sự suy sụp về kinh tế.+ Sự lạc hậu, bảo thủ về chính trị+ Những mâu thẫu xã hội ở Nga trước cách mạng.- Học sinh theo dõi sách giáo khoa để theo yêu cầu của giáo viên - phát biểu.- Giáo viên bổ sung: kết luận+ Về chính trị: Đầu thế kỷ XX (sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Nicôlai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga) So sánh chế độ chính trị ở Nga với chế độ chế độ cộng hòa ở các nước châu Âu khác.Không những chế độ chính trị lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.+ Về kinh tế: Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng.+ Về xã hội: Giáo viên có thể minh họa thêm về tình trạng lạc hậu của nước Nga bằng bức ảnh “Những người nông dân Nga đầu thế kỷ XX” khai thác giúp học sinh thấy được: phương tiện canh tác lạc hậu ở Nga lúc bấy giờ, phần lớn lao động ngoài đồng đều là phụ nữ, đàn ông phải ra trận. Tiếp tục cho học sinh quan sát bức tranh “Những người lính Nga ngoài mặt trận tháng 1 - 1917”. Cảnh tượng bãi xác binh lính Nga, chứng tỏ ngoài mặt trận quân đội Nga đã thua trận. Thiệt hại tính đến 1917 có tới 1,5 triệu người chết và 4 triệu người bị thương. Điều đó khiến nhân dân Nga càng căm ghét chế độ Nga Hoàng - Tình trạng lạc hậu, suy sụp về kinh tế và chính sách bảo thủ, phản động của Nga hoàng đã đè nặng lên các tầng lớp nhân dân Nga: công nhân, nông dân và hàng trăm dân tộc khác trong đế quốc Nga. Khiến cho cuộc sống của họ vô cùng cực khổ.Giáo viên có thể minh họa thêm bằng bức ảnh nơi ở của nông dân Nga năm 1917. Năm 1917 nông dân Nga vẫn sống trong những túp lều lụp xụp, xiêu vẹo như nơi ở của những người nông nô thời ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: