Mục tiêu bài học “Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX” là giúp HS biết được thành tựu của CMKHCN công nghệ sau CTTG2. Bên cạnh đó bài học còn giúp các em nhận thức được rằng tuổi trẻ VN ngày nay phải cố gắng học tập và rèn luyện, có ý chí và hoài bão vươn lên để trở thành những con người được đào tạo có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hy vọng qua bộ sưu tập này, giáo viên sẽ có thêm kinh nghiệm thiết kế giáo án cho riêng mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XXGiáo án môn Lịch sử lớp 12Bài 10 – CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆVÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XXI. Mục tiêuHọc xong bài này, học sinh cần:1. Kiến thứcBiết rõ nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.Biết được những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX.Hiểu rõ xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó.2. Kĩ năng Khái quát được những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và các xu thế toàn cầu hóa từ nửa sau thế kỉ XX.Phát triển tư duy, phương pháp sử dụng SGK, khai thác kênh hình lịch sử,…3. Thái độ, tư tưởngThấy được ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Đồng thời thấy rõ những mặt trái của nó để có ý thức, trách nhiệm trong xây dựng đất nước hiện nay.Hiểu rõ xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XX là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học1. Ổn định lớp học2. Kiểm tra bài cũGV có thể sử dụng câu hỏi sau:Trình bày và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN.Liệt kê và tóm tắt ba cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu trong bối cảnh đối đầu Đông – Tây và Chiến tranh lạnh.hế giới đã biến đổi như thế nàosau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?3. Bài mớiChuẩn kiến thức(Kiến thức cần đạt)Hoạt động dạy – học của thầy, tròI. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ1. Nguồn gốc và đặc điểm* Nguồn gốc: + Do đòi hỏi của cuộc sống nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.+ Sự bùng nổ về dân số và sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên* Đặc điểm: + Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.+ Mọi phát minh đều bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu khoa học.Hoạt động 1: GV đặt câu hỏi:1. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?2. Vì sao người ta gọi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ?HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích. Ở đây, GV cần nhấn mạnh:+ Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mĩ, trải qua hai giai đoạn (từ những năm 40 đến cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 và từ năm 1973 đến nay). Cũng như cuộc cách mạng khoa học lần trước, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt nguồn từ đòi hỏi của cuộc sống, nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người; do sự bùng nổ về dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên (nhiều vùng lãnh thổ trên Trái Đất đã bị nhấn chìm do nước biển dâng cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên thì đang vơi cạn dần, nhưng dân số thì gia tăng không ngừng với hơn 6 tỉ người - so với đầu thế kỉ XX chỉ khoảng 3 tỉ người).+ Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng lần này giải quyết là phải sản xuất và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao, tìm ra vật liệu mới, năng lượng mới,… thay thế dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của nhân loại đang bị vơi cạn. Vì thế, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu của khoa học. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.+ Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, có sự biến đổi về chất và kết hợp chặt chẽ với những phát minh lớn lao, được ứng dụng trong sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế và sinh hoạt xã hội,… nên còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính2. Những thành tựu tiêu biểu* Thành tựu:- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: Loài người đạt được những thành tựu kì diệu về Toán học, Vật lí học, Sinh học, Hóa học,… như tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính (3/1997), tìm và giải mã thành công Bản đồ gien người (4/2003),…- Trong lĩnh vực công nghệ:+ Có nhiều phát minh về công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, người máy (rôbốt) làm được nhiều việc nặng nhọc thay thế cho con người,…+ Tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới thay thế cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị vơi cạn dần: năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử,…+ Tìm ra vật liệu mới siêu sạch, siêu bền,… (chất dẻo pôlime)+ Tạo ra những đột phá phi thường về cô ...