Thông tin tài liệu:
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án Sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thểSINH HỌC 12 BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm đột biến NST. - Trình bày được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của đột biến lệch bội và ý nghĩa của nó. - Phân biệt được thể tự đa bội và thể dị đa bội. - Trình bày cơ chế hình thành thể tự đa bội và tự đa bội. - Nêu hậu quả và vai trò của đột biến đa bội. 2. Kỹ năng Rèn một số kỹ năng: - So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức. - Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức. - Tìm hiểu thông tin SGK phát hiện kiến thức - Hoạt động theo nhóm nhỏ - Áp dụng, liên hệ kiến thức thực tế và làm bài tập về đột biến số lượng NST. 3. Thái độ Yêu thích môn học II. Cấu trúc nội dung bài dạy Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể I.Đột biến lệch bội 1. Định nghĩa 2. Các dạng 3. Cơ chế 4. Hậu quả và vai trò a. Hậu quả b. Vai trò II.Đột biến đa bội 1. Tự đa bội a. Cơ chế b. Định nghĩaSINH HỌC 12 c. Các dạng 2. Dị đa bội a. Cơ chế b. Định nghĩa 3. Hậu quả và vai trò a. Hậu quả b. Vai trò III. Xác định kiến thức trọng tâm bài dạy Kiến thức trọng tâm của bài đột biến số lượng NST là cơ chế của đột biến lệch bội và đa bội 1. Đột biến lệch bội - Nêu định nghĩa của đột biến lệch bội là làm thay đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST. - Các dạng: Giới thiệu 2 dạng: thể 1 (2n-1) và thể 3 (2n+1) - Cơ chế hình thành: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân ly của một hay một số cặp tạo ra các giao tử không bình thường, sự kết hợp của các giao tử bình thường với giao tử bình thường hoặc các giao tử không bình thường với nhau tạo ra các thể đột biến lệch bội. - Hậu quả và vai trò: + Làm mất cân bằng hệ gen gây chết, giảm sức sống, giảm sinh sản + Làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa + Dựa vào đột biến lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST 2. Đột biến đa bội - Sự khác nhau cơ bản trong khái niệm của đột biến tự đa bội và dị đa bội - Các dạng của tự đa bội: đa bội chẵn và đa bội lẻ - Cơ chế hình thành thể tự đa bội: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân ly của toàn bộ bộ NST về 1 cực ở kì sau I trong giảm phân, tạo ra các giao tử không bình thường (giao tử 2n). Trong thụ tinh các giao tử không bình thường kết hợp với giao tử bình thường (n) hoặc không bình thường (2n) cùng loài tạo ra các thể đột biến tự đa bội - Cơ chế hình thành thể dị đa bội: Lai xa kèm đa bội hóa - Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội + Tăng cường sinh tổng hợp các chất trao đổi chất nhanh cơ thể sinh trưởng tốt, chống chịu tốt, cơ quan sinh dưỡng lớn. + Sinh sản: đa bội lẻ chỉ sinh sản vô tínhSINH HỌC 12 + Đột biến dị đa bội có ý nghĩa trong quá trình hình thành loài mới IV. Xác định phương tiện, phương pháp dạy học 1. Phương tiện dạy học - Hình 6.1, 6.2, 6.3 / SGK phóng to - Hình ảnh về quá trình giảm phân của tế bào. - Sử dụng hình ảnh và sơ đồ về các dạng và cơ chế của đột biến lệch bội và đa bội, các hình ảnh minh họa về các thể đột biến này trong thực tế ( như dâu tằm tứ bội, bệnh Đao, bệnh Tocno, bệnh Clyphento …) - Phiếu học tập 2. Phương pháp dạy học - Phương pháp vấn đáp kết hợp phương pháp sử dụng hình ảnh tượng hình tượng trưng, thuyết trình và phương pháp tự nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ. V. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Đột biến NST là gì? Trình bày các dạng đột biến NST? - Đột biến cấu trúc NST là gì? Trình bày các dạng đột biến cấu trúc NST? 3. Tiến trình dạy học a. Đặt vấn đề b. Dạy bài mớiHoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dungHoạt động 1: Tìm hiểu đột biến lệch bội 1. Khái niệm-Gv yêu cầu học sinhquan sát hình ảnh6.1/SGK kết hợp hìnhảnh mô tả các dạng độtbiến lệch bội trên bảng(gv tự vẽ trên bảng) vàyêu cầu học sinh nhận xétsự giống nhau của các tếbào đột biến này? -Các tế bào này đều có sự thay đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp-GV hỏi: Thế nào là đột NST.SINH HỌC 12biến lệch bội? -sự biến đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST. Đột biến lệch bội: sự thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST. 2. Các dạng-Từ sơ đồ về các dạng độtbiến lệch bội trên bảnggiáo viên chỉ ra chươngtrình giảm tải và dạy 2dạng đột biến lệch bội:thể một và thể ba.Đặt câu hỏi: Quan sát sơđồ và cho biết đặc điểmcủa thể một và thể ba? -Thể một: thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó Thể ba: thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó ...