Biết các khái niệm về dữ liệu cấu trúc mảng. Biết cách khai báo mảng một chiều và hai chiều. Biết nhập và xuất dữ liệu trong mảng. Biết cách tìm kiếm một phần tử bất kỳ trong mảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án tin học 9 - BÀI KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC: ARRAY (kiểu mảng) Giáo án tin học 9BÀIKIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC: ARRAY (kiểumảng)KIẾN THỨC YÊU CẦU: Biết xác định vấn đề nào có sử dụng đến cấu trúcmảng. Biết cách khai báo và sử dụng.KIẾN THỨC ĐẠT ĐƯỢC Biết các khái niệm về dữ liệu cấu trúc mảng. Biết cách khai báo mảng một chiều và hai chiều. Biết nhập và xuất dữ liệu trong mảng. Biết cách tìm kiếm một phần tử bất kỳ trong mảng. Biết cách sắp xếp các phần tử trong mảng theophương pháp chọn và phương pháp Bubble sort.I/ Dữ liệu có cấu trúc mảng 1. Khái niệm về dữ liệu cấu trúc mảng Một dữ liệu kiểu mảng là một mảng gồm nhiềuphần tử cùng kiểu. Các phần tử (element) của mộtmảng phải cùng kiểu, các phần tử trong mảng có chỉsố, kiểu của chỉ số phải có kiểu rời rạc. 2. Cách khai báo dữ liệu cấu trúc mảng a. Mảng một chiều Bạn có thể khai báo theo những cách như sau: Var Mang : Array [ 1 .. 100 ] of integer; Với khai báo như trên, chúng ta có thể thayđổi lại là: Const N = 100; Var Mang : Array [ 1 .. N ] of integer; Hoặc Type Khaibao = Array [ 1 .. 100 ] ofinteger; Var Mang : Khaibao; Mang là một mảng gồm 100 số nguyên. Kiểu của chỉ số là kiểu miền con củainteger. integer là kiểu cơ sở của mảng. Mang[1], Mang[2], …, Mang[100] là cácphần tử của mảng Mang. b. Mảng hai chiều Bạn có thể khai báo mảng hai chiều như sau: Type Khaibao = Array [ 1 .. 20 ] of Array [1 .. 50 ] of Real; Var Mang : Khaibao; Mảng hai chiều còn có thể việt dưới dạng Type Khaibao = Array [ 1 .. 20, 1 .. 50 ] ofReal; Var Mang : Khaibao; Hoặc Var Mang : Array [1 .. 20, 1 .. 50 ] of Real; Mang: Là một mảng hai chiều. Mang có 20 phần tử Mang[1], Mang[2], .., Mang[20] mà mỗi phần tử Mang[i] là một dãy có 50 phần tử Real. Mang[1] là mảng có các phần tửMang[1][1], …, Mang[1][50]. ……….. Mang[20] là mảng có các phần tửMang[20][1], …, Mang[20][50].II/ Sử dụng dữ liệu cấu trúc mảng 1. Nhập dữ liệu cho cấu trúc mảng. Vì chỉ số của mảng được xác định nên người tadùng vòng lặp For để nhập dữ liệu cho cấu trúcmảng. Ví dụ 1: Program Mang_mot_chieu; Var i : integer; So : Array[1..5] of integer; Begin (* Nhập các phần tử vào mảng So*) For i:= 1 to 5 do Begin Write(‘Ban nhap phan tu So[‘, i, ‘] = ‘); Readln(So[i]); End; Readln; End.Ví dụ 2: Program Mang_hai_chieu; Var i, j : integer; So : Array[1..5, 1..5] of integer; Begin (* Nhập các phần tử vào mảng So*) For i:= 1 to 5 do For j := 1 to 5 do Begin Write(‘Ban nhap phan tu So[‘, i, ‘,’, j, ‘] = ‘); Readln(So[i,j]); End; Readln; End.Ghi chú: Nếu là mảng hai chiều, chúng ta dùng haivòng lặp For lồng nhau để nhập, nó sẽ thực hiện nhậptuần tự như sau: So[1,1], So[1,2], …, So[1,5],So[2,1], So[2,2],…, So[5,1], So[5,2], …, So[5,5]. 2. Xuất dữ liệu cấu trúc mảng Muốn xuất dữ liệu trong mảng, ta cũng dùngvòng lặp For cho mảng một chiều. For i:= 1 to 5 do Writeln(So[i], ‘ ‘); Dùng hai vòng lặp For lồng nhau cho mảng haichiều. For i:=1 to 5 do For j:= 1 to 5 do Write(So[i,j], ‘ ‘); Bạn xem chương trình nhập và xuất mảng mộtchiều và hai chiều như sau: Ví dụ 1: Program Mang_mot_chieu; Var i : integer; So : Array[1..5] of integer; Begin (* Nhập các phần tử vào mảng So*) For i:= 1 to 5 do Begin Write(‘Ban nhap phan tu So[‘, i, ‘] = ‘); Readln(So[i]); End; (* Xuất dữ liệu ra màn hình) For i:= 1 to 5 do Writeln(So[i]); Readln; End.Ví dụ 2: Program Mang_hai_chieu; Vari, j : integer;So : Array[1..5, 1..5] of integer;Begin (* Nhập các phần tử vào mảng So*) For i:= 1 to 5 do For j := 1 to 5 do Begin Write(‘Ban nhap phan tu So[‘, i,‘,’, j, ‘] = ‘); Readln(So[i,j]); End; (* Xuất các phần tử của mảng So ra mànhình*) For i:= 1 to 5 do For j := 1 to 5 do Writeln(So[i,j]); Readln; End. 3. Cách truy nhập dữ liệu String theo cấu trúcmảng một chiều Bạn khai báo một mảng một chiều với một sốphần tử từ 1..n, mảng này ...