Danh mục

Giao dịch không sàn: Rắc rối chuẩn hóa công nghệ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.91 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cũng như việc triển khai khớp lệnh liên tục mới đây, vấn đề mà các công ty chứng khoán quan tâm nhất hiện nay là việc chuẩn hóa công nghệ, đáp ứng yêu cầu mới. Quan điểm chung của các thành viên là ủng hộ chủ trương và kế hoạch này của Sở bởi nhiều lợi ích được mang lại, nhất là tình trạng “cháy chỗ” cho đại diện giao dịch tại Sở hiện nay.Trước hết, giao dịch không sàn sẽ là môi trường để một số công ty chứng khoán phát huy thế mạnh về công nghệ trong các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao dịch không sàn: Rắc rối chuẩn hóa công nghệ Giao dịch không sàn: Rắc rối chuẩn hóa công nghệCũng như việc triển khai khớp lệnh liên tục mới đây, vấn đề mà các công tychứng khoán quan tâm nhất hiện nay là việc chuẩn hóa công nghệ, đáp ứngyêu cầu mới. Quan điểm chung của các thành viên là ủng hộ chủ trương vàkế hoạch này của Sở bởi nhiều lợi ích được mang lại, nhất là tình trạng“cháy chỗ” cho đại diện giao dịch tại Sở hiện nay.Trước hết, giao dịch không sàn sẽ là môi trường để một số công ty chứngkhoán phát huy thế mạnh về công nghệ trong các dịch vụ giao dịch quaInternet, qua tin nhắn SMS và qua điện thoại. Đặc biệt thời gian gần đây,một số công ty đã đầu tư khá mạnh tay cho dịch vụ giao dịch trực tuyến.Ở một khía cạnh khác, từ phía các công ty chứng khoán, việc rút các đại diệngiao dịch về sàn mình sẽ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ hơn trong việc khớplệnh, hạn chế được khả năng các đại diện tự động nhập lệnh theo ý đồ, mụcđích cá nhân; với nhà đầu tư, sự minh bạch, công bằng ở khâu nhập lệnhcũng sẽ được đảm bảo hơn.Tuy nhiên, đại diện một số công ty chứng khoán cho biết họ vẫn ở trong thế“ngoài cuộc” đối với kế hoạch của Sở. Hiện nay, công nghệ của các thànhviên vẫn trong tình trạng “đèn ai nấy rạng”, có từ các nhà thầu và các chuẩnkhác nhau. Thực tế, các công ty đều xác định công nghệ là lõi hoạt động củamình, họ sẵn sàng đầu tư mạnh tay để phát huy thế mạnh và phục vụ tốt hơnnhà đầu tư.“Nhưng chúng tôi muốn đầu tư, muốn nâng cấp lắm nhưng chưa biết chuẩncông nghệ sẽ theo hướng nào, sẽ do nhà thầu Thái Lan hay Singapore cungcấp. Bởi nếu chúng tôi cầm đèn chạy trước ôtô, đến thời điểm nào đó, Sởnâng cấp hoặc thay đổi công nghệ, khả năng kết nối, đáp ứng của mình bịảnh hưởng thì sao, trong khi chi phí đầu tư không nhỏ”, lãnh đạo một côngty chứng khoán nói.Ngoài ra, một số ý kiến đề cập đến sự công bằng trong kế hoạch này. Đó làviệc quy định các chuẩn cụ thể, về tốc độ đường truyền tối đa và các điềukiện liên quan để tránh xảy ra một cuộc đua không cần thiết vì mục đích“chơi trội” để tiếp thị...Một ý kiến khác đáng chú ý là yêu cầu Sở đứng ra xây dựng chuẩn côngnghệ, đứng ra lựa chọn và đàm phán với các nhà thầu cung cấp hoặc nângcấp để định hướng cho các công ty chứng khoán; từ đó để đảm bảo thốngnhất công nghệ, tuổi đời công nghệ và tránh những trường hợp các công tychứng khoán bị áp giá từ các nhà thầu như từng xẩy ra trong thời gian qua.Việc chuẩn hóa nói trên, theo đại diện một số thành viên, đặc biệt quan trọngtrong vấn đề bảo mật. Hiện tại, các công ty chứng khoán đều tự tìm đến cácgiải pháp để tự bảo vệ mình. Đề xuất gửi tới Sở là yêu cầu xây dựng một cơchế bảo vệ chung, độc lập với các công ty chứng khoán.Ngoài ra, các thành viên vẫn đang chờ đợi những thông tin hướng dẫn cụ thểvề cơ chế giao dịch, liên quan đến các trường hợp sửa lệnh, hủy lệnh...“Duy trì đại diện sàn sẽ gây thắt nút cổ chai”Với hình thức duy trì đại diện sàn hiện nay, mọi lệnh giao dịch của nhà đầutư đều được các đại diện sàn của công ty chứng khoán gõ lại trên màn hìnhDC Term để đẩy vào hệ thống xử lý của trung tâm giao dịch.Hình thức này đã vô tình tạo ra một sự “thắt nút cổ chai” giữa nhu cầu giaodịch của nhà đầu tư và khả năng nhập lệnh của các đại diện sàn, một khi thịtrường bùng nổ sẽ dẫn đến tình trạng “rớt lệnh” hoặc “gạt lệnh” của nhà đầutư.Mặt khác, với sự ra đời nhanh chóng của nhiều công ty chứng khoán mới,vấn đề mở thêm seat cho các đại diện sàn cũng là không đơn giản với HOSEvà HASTC.Hiện nay theo như công bố của cả HOSE và HASTC về việc triển khai mạnggiao dịch từ xa, cả 2 nơi đều đang gấp rút triển khai hạ tầng công nghệ, vàtừng bước tiến hành thử nghiệm. Bước đầu là chuyển các máy nhập lệnh(DC Term) về các công ty chứng khoán, và bước tiếp theo sẽ là kết nối giaodịch trực tuyến giữa hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán với hệthống giao dịch của trung tâm.Với chủ trương của 2 sàn HOSE và HASTC trong việc triển khai mạng giaodịch từ xa, cũng như vừa qua có sự thay đổi về phương thức giao dịch tại sànHOSE, hệ thống SMART hoàn toàn thích ứng cao, TVSI hoàn toàn tự tin vàcó thể nói không gặp khó khăn nhiều đối với các thay đổi này.Đối với bước kéo các DC Term về công ty chứng khoán, chỉ là thiết lậpthêm đường kết nối mạng, và hiện nay TVSI đã xây dựng các Gateway kếtnối có tính mở cao hoàn toàn tương thích khi HOSE và HASTC đưa vào kếtnối giao dịch trực tuyến”.“Sở sẽ phải đứng ra đảm bảo an toàn chung”Kết nối đường truyền là một vấn đề cần bàn. Để đảm bảo sự công bằng chocác công ty chứng khoán, Sở cần có mức quy định tốc động đường truyền tốiđa kết nối giữa Sở và các thành viên. Việc này sẽ loại bỏ sự chạy đua về đầutư đường truyền và sử dụng đường truyền này như một ưu thế tiếp thị mộtcách không cần thiết.Trên thực tế, Sở đang thực hiện rất đúng việc chuẩn hóa các kết nối VPNgiữa Sở và các công ty chứng khoán, hy vọng việc này sẽ tiếp tục ...

Tài liệu được xem nhiều: