Danh mục

Giáo dục âm nhạc truyền thống cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.42 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về nội dung giáo dục, cần trang bị cho sinh viên tri thức nhất định về âm nhạc, nhận thức giá trị của âm nhạc truyền thống và tình cảm thẩm mỹ âm nhạc. Phương pháp, hình thức giáo dục, bên cạnh những bài học lồng ghép kiến thức âm nhạc truyền thống trong chương trình chính khóa, chương trình ngoại khóa tạo cho sinh viên những sân chơi bổ ích, là cơ hội cho sinh viên hiểu biết về âm nhạc truyền thống, có thái độ tích cực với truyền thống lịch sử văn hóa xã hội dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục âm nhạc truyền thống cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Doãn Thị Hạnh1 TÓM TẮT Âm nhạc truyền thống là những tác phẩm âm nhạc có giá trị, lưu giữ bản sắc vănhóa dân tộc. Thông qua âm nhạc truyền thống, chúng ta có thể hiểu được văn hóa của đấtnước, sức mạnh trí tuệ của dân tộc. Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước hội nhập và pháttriển, thế hệ trẻ bị ảnh hưởng nhiều của văn hóa ngoại lai. Trong các hoạt động văn hóa,đặc biệt là văn hóa âm nhạc, thanh niên nói chung và sinh viên các trường Đại học nóiriêng có tình trạng xa rời văn hóa dân tộc, có biểu hiện chệch hướng về tình cảm thẩm mỹâm nhạc, nhiều sinh viên không thích âm nhạc truyền thống. Chính vì vậy, giáo dục âmnhạc truyền thống cho thanh niên, sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng. Bài viết trình bày những vấn đề: Về nội dung giáo dục, cần trang bị cho sinh viên tri thức nhất định về âm nhạc, nhậnthức giá trị của âm nhạc truyền thống và tình cảm thẩm mỹ âm nhạc. Về phương pháp, hình thức giáo dục, bên cạnh những bài học lồng ghép kiến thứcâm nhạc truyền thống trong chương trình chính khóa, chương trình ngoại khóa tạo chosinh viên những sân chơi bổ ích, là cơ hội cho sinh viên hiểu biết về âm nhạc truyền thống,có thái độ tích cực với truyền thống lịch sử văn hóa xã hội dân tộc. Từ khóa: Giáo dục âm nhạc truyền thống. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, đặc biệt làlớp trẻ. Âm nhạc truyền thống là một bộ phận của âm nhạc nói chung luôn gắn liền với lịchsử phát triển của dân tộc. Âm nhạc truyền thống chứa đựng những tinh hoa văn hóa tinhthần của nhân dân, phản ánh tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam. Tuy nhiên, hiệnnay do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đất nước hội nhập thế giới, thanh niên nóichung, sinh viên trường Đại học Hồng Đức nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng lớn của vănhóa ngoại lai, được tiếp thu nhiều dạng, nhiều luồng âm nhạc khác nhau. Nhiều sinh viênsùng bái âm nhạc nước ngoài, không thích âm nhạc truyền thống, dân ca và nhạc cổ truyền,xa rời văn hóa dân tộc, có biểu hiện chệch hướng về tình cảm thẩm mỹ âm nhạc. Vì vậy,để sinh viên hiểu được giá trị những cái hay, cái đẹp của âm nhạc truyền thống, chúng tacần phải giáo dục văn hóa âm nhạc truyền thống trước khi cho các em tiếp thu tinh hoanghệ thuật âm nhạc thế giới, bởi chính bản sắc văn hóa dân tộc sẽ là điều kiện cho mỗingười, mỗi dân tộc giao lưu và hội nhập văn hóa nhân loại.1 Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Hồng Đức 45 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Âm nhạc truyền thống và thực trạng vấn đề giáo dục âm nhạc truyền thốngcho sinh viên trường Đại học Hồng Đức 2.1.1. Vài nét về Âm nhạc truyền thống “Âm nhạc truyền thống” được hiểu là những tác phẩm âm nhạc chính thống có giátrị lưu giữ những bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bao gồm âm nhạc truyền thống cổtruyền và âm nhạc truyền thống mới. 2.1.1.1. Âm nhạc cổ truyền Âm nhạc cổ truyền gồm các loại khí nhạc và ca nhạc. Thể loại khí nhạc phổ biến vàtiêu biểu như: Nhạc võ Tây Sơn, nhạc bát âm, nhạc lễ, nhạc cồng chiêng Tây Nguyên vànhạc cung đình. Thể loại ca nhạc cổ truyền: Dân ca (Các điệu ru, điệu lí, điệu hò, ca nhạctrẻ em... của các vùng miền), kịch hát (Hát chèo, hát tuồng, hát bội...). Trong bài viết này chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu thể loại dân ca. Dân ca Việt Nam có từ lâu đời, rất độc đáo và vô cùng phong phú, do nhân dân laođộng, chủ yếu là nông dân sáng tạo. Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước,người Việt đã có một nền văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc trong đời sống vănhóa tinh thần. Dân ca được xem là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa âm nhạc trong dângian. Nó gắn với những môi trường xã hội nhất định, mang những chức năng xã hội nhấtđịnh đồng thời mang đặc thù về thẩm mỹ. Dân ca là những tác phẩm thanh nhạc có lời cagồm nhiều thể loại: Một là, những bài hát lao động: Những bài hát lao động nguyên sơ; cách điệu (lễ nghihóa hoặc sân khấu hóa); giao thể (hòa quyện giữa đặc điểm lao đông và tính chất giao duyên). Hai là, những bài hát lễ nghi phong tục: Là những bài hát gắn liền với văn minh nôngnghiệp của người Việt cổ, các hình thức ca hát và sinh hoạt lễ hội ở các địa phương khác nhaunhư: Hát Xoan (Vĩnh Phú), hát Dô (Hà Tây), các trò Múa đèn, Xuân Phả... (Thanh Hóa). Ba là, những bài hát giao duyên. Đây là bộ phận phong phú nhất trong dân ca ngườiViệt, thể hiện lời tỏ tình trai gái ở bất cứ địa phương nào cũng có, gồm: Hát giao duyêngắn với tục kết nghĩa, kết bạn (Quan họ Bắc Ninh, Hát Ghẹo Phú Thọ...); Hát giao duyêngắn với hội hè, thời vụ lao động (Trống quân, Ví dặm, Hát đúm, Hát ví, các điệu lý...). Bốn là, các bài hát sinh hoạt gia đình và sinh hoạt khác: Được diễn xướng trong môitrường gia đình, chòm xóm, phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vàcộng đồng xóm làng như: Các điệu hát ru, các điệu lý, các điệu vè... Năm là, những bài hát trẻ em (Đồng giao). Đặc tính diễn xướng của thể loại này làvừa hát, vừa chơi. Mỗi bài hát được gắn với một trò chơi nhất định, với một nhịp điệu vàmột chù kỳ riêng. Các bài hát thường dựa trên âm điệu tiếng nói, ngôn ngữ địa phương. Mặc dù không phải là những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưngtrong nhân dân lao động có rất nhiều người có tài năng và mỹ cảm nghệ thuật cao. Nhữnglàn điệu dân ca do họ sáng tạo được cộng đồng tiếp nhận và lưu truyền từ thế hệ này sang ...

Tài liệu được xem nhiều: