Thông tin tài liệu:
Ngày nay có vẻ bọn trẻ hiểu biết về chuyện tiền nong hơn thế hệ bố mẹ chúng. Dưới đây là những lời khuyên để phụ huynh giúp trẻ nhận thức và đánh giá đúng khái niệm tiền bạc… 1. Dạy trẻ biết được tiền có từ đâu? Các em nhỏ khi được hỏi về điều này thường có cách trả lời rất vô tư, chẳng hạn như tiền có từ mẹ, từ máy ATM, từ ông thần tài…và đa số cho biết "không biết tiền có từ đâu"! Theo các chuyên gia, ngay từ khi trẻ học tiểu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục con về tài chính
Giáo dục con về tài chính
Ngày nay có vẻ bọn trẻ hiểu
biết về chuyện tiền nong hơn
thế hệ bố mẹ chúng. Dưới
đây là những lời khuyên để
phụ huynh giúp trẻ nhận thức
và đánh giá đúng khái niệm
tiền bạc…
1. Dạy trẻ biết được tiền có từ đâu?
Các em nhỏ khi được hỏi về điều này thường có cách trả lời
rất vô tư, chẳng hạn như tiền có từ mẹ, từ máy ATM, từ
ông thần tài…và đa số cho biết không biết tiền có từ đâu!
Theo các chuyên gia, ngay từ khi trẻ học tiểu học, cha mẹ
nên dạy cho trẻ nhận thức được tiền không phải từ trên trời
rơi xuống, mà là do cha mẹ nhọc nhằn kiếm được trong
cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.
2. Dạy trẻ nhận thức đúng giá trị của đồng tiền
Chúng ta giúp trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa hai từ
muốn và cần. Đây là bài toán khó giải nhất đối với các
phụ huynh, nhưng lại là bài học đầu đời quan trọng nhất về
tài chính với trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống trong xã hội
tiêu dùng cao như hiện nay.
Phụ huynh nên dạy cho trẻ biết được chân giá trị của tiền
thông qua cách tiêu tiền của mình. Chẳng hạn khi đi mua
hàng chúng ta nên cho trẻ cùng tham gia. Khi chọn hàng
chúng ta cho trẻ thấy chỉ nên mua sắm những gì thật sự cần
và nằm trong khả năng tài chính của gia đình. Phụ huynh
có thể khẳng định với trẻ: Chỉ chọn hàng tốt chứ không
chọn hàng hiệu.
Khi bọn trẻ đến tuổi vào đại học, phụ huynh cần hướng dẫn
cho các con nguyên lý tiền không là tất cả”. Nó rất cần
thiết nhưng chưa phải là mục tiêu cuối cùng trong cuộc
sống, để bọn trẻ có thể nhận thức đúng và tự tổ chức quản
lý tốt tài chính cho bản thân. Từ đó học cách cân bằng các
mục tiêu khác trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả việc
biết giúp đỡ người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
3. Dạy trẻ biết cách tiết kiệm
Phụ huynh nên tập cho con mình thói quen tiết kiệm và biết
tính toán ngân sách cho riêng mình ngay từ khi trẻ còn
trong độ tuổi tiểu học.Cần bắt đầu tập cho trẻ thói quen tiết
kiệm từ những nhu cầu cơ bản nhất, chẳng hạn như tiết
kiệm từ chiếc túi xách, đôi giày, món đồ chơi… là những
thứ mà bọn trẻ có tâm lý muốn nhiều hơn cần khi vòi
cha mẹ mua sắm cho mình.
Đồng thời khi dạy cho trẻ những nhận thức về tiền nong,
các bậc phụ huynh nên kết hợp giáo dục cho trẻ biết cách
chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn
mình, thông qua những gì chúng tiết kiệm được. Phụ huynh
nên thường xuyên đưa bọn trẻ đến thăm những trại trẻ mồ
côi, viện dưỡng lão… để các em nhận thức được trong cuộc
sống còn rất nhiều người đang gặp hoàn cảnh khó khăn hơn
chúng rất nhiều.