Danh mục

Giáo dục đại học Việt Nam: Những trải nghiệm về tự chủ tài chính trong thời kỳ đổi mới

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.71 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giáo dục đại học Việt Nam: Những trải nghiệm về tự chủ tài chính trong thời kỳ đổi mới trình bày các nội dung chính sau: Nhìn lại một số mô hình giáo dục đại học được hình thành trong thời kỳ đổi mới; Tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; Tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đại học Việt Nam: Những trải nghiệm về tự chủ tài chính trong thời kỳ đổi mới GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Đặng Văn Định Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ Trước năm 1987 giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam là hệ thống được Nhànước bao cấp toàn diện, bây giờ thì hoàn toàn khác. Đối với các cơ sở GDĐH công lập,trừ các trường thuộc lực lượng vũ trang, phần còn lại đều thu thêm từ các hoạt động sựnghiệp mà nguồn thu chính là hoạt động đào tạo. Nhờ vậy, không ít cơ sở GDĐH cônglập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, một số tự bảo đảm toàn bộ chi thườngxuyên, đặc biệt có những trường bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư. Tài chính choGDĐH công lập đã chuyển từ tài trợ công sang công/ tư hỗn hợp. Đối với các cơ sởGDĐH tư thục, việc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là điều tất yếu. Nhưnghơn thế, một số cơ sở đã tập trung nguồn lực để xây dựng những công trình vài nghìn tỷtrong thời gian ngắn... Liệu có mối liên hệ nào giữa thực tế trên với cơ chế chính sáchcủa Nhà nước? Sẽ giải đáp câu hỏi trên thông qua việc trình bày kết quả hồi cứu một số mô hìnhGDĐH mới, được hình thành trong khoảng ba mươi năm lại đây và cơ chế chính sáchtài chính đối với hai loại hình trường đại học công lập/tư thục. Trên cơ sở đó đi đến mộtsố nhận xét, kiến nghị góp phần phát triển GDĐH. 1. NHÌN LẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐƯỢC HÌNHTHÀNH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Từ sau năm 1987, GDĐH Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Một thách thứclớn là phải mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện ngân sách nhànước (NSNN) đầu tư cho GDĐH không đủ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu. Trong bốicảnh đó, Nhà nước chủ trương mở ra những mô hình nhà trường đại học mới. Từ cáctrường đại học công lập truyền thống Nhà nước đã xây dựng mô hình đại học quốc gia(ĐHQG)1, mô hình trường đại học bán công. Bên cạnh đó Nhà nước cho phép trảinghiệm mô hình trường đại học dân lập (ĐHDL) sau này phát triển thành mô hìnhtrường đại học tư thục (ĐHTT). 1.1. Một số mô hình giáo dục đại học công lập 1.1.1. Mô hình đại học quốc gia Sắp xếp và tổ chức lại một số trường đại học, viện nghiên cứu ở địa bàn thànhphố lớn thành những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực làkỳ vọng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Năm 1993, Chính phủ thành lập Đại học quốcgia Hà Nội (ĐHQG.HN) trên cơ sở sáp nhập 3 trường ở địa bàn Hà Nội Nội2. Hai năm1 Bên cạnh mô hình ĐHQG là mô hình đại học vùng (ĐHV). Xét về cơ cấu tổ chức ĐHV tương tự ĐHQG. Sự khác biệt chính là ĐHV được tự chủ ít hơn ĐHQG, hoạt động theo quy chế do Bộ GD&ĐT ban hành. Bài viết này xin không hồi cứu về ĐHV.2 Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ về việc thành lập ĐHQG.HN trên cơ sở sáp nhập Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. 419sau Chính phủ thành lập Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQGtpHCM) trêncơ sở sáp nhập 9 trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh3. Biện pháp sáp nhập nhiều trường chuyên ngành để có ngay đại học đa lĩnh vựcđã không được cuộc sống chấp nhận, cho nên Nhà nước đã điều chỉnh lại. Vào đầunhững năm 2000 trong ĐHQG.HN chỉ còn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vàTrường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ; trong ĐHQG tpHCM chỉ còn Trường Đại họcBách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học tổng hợp Thành phố Hồ ChíMinh. Sau sự điều chỉnh trên, Đảng và Nhà nước kiên trì mục tiêu “xây dựng hai Đạihọc Quốc gia thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao côngnghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế;đồng thời bảo đảm cho ĐHQG “quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiêncứu khoa học công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy và nhân sự; tạo chođược ĐHQG trở thành một thực thể hữu cơ phát huy cao nhất hiệu quả của việc xây dựngvà sử dụng đội ngũ giáo viên, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất”4 . Chính phủ tập trung đầu tư cao cho ĐHQG đồng thời lựa chọn những cán bộ cóphẩm chất chính trị và uy tín khoa học để lãnh đạo nhà trường. Không những thếĐHQG còn được sử dụng con dấu hình Quốc huy, là đầu mối nhận phân bổ tài chínhcấp I - Một pháp nhân độc lập (không có cơ quan chủ quản) trong hệ thống GDĐHđược hiện diện. Tầm vóc của ĐHQG được trong nước và quốc tế biết đến. Năm 2019Best Global Universities đánh giá và xếp hạng tốp 1000+ cơ sở giáo dục đại học nghiêncứu hàng đầu thế giới thì cả hai ĐHQG đều lọt vào bảng này (ĐHQG.HN với thứ hạng1059 và ĐHQG tpHCM với thứ hạng 1176). Đây l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: